Lâm Đồng công nhận thêm 23 sản phẩm OCOP hạng 3, 4 sao
Doanh nghiệp khởi nghiệp quảng bá tại Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng 2022 / Lâm Đồng: Thành lập Câu lạc bộ sản phẩm OCOP huyện Lạc Dương
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S vừa ký quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng đợt 1 năm 2022.
Nhiều sản phẩm cà phê mang thương hiệu Chappi Mountains Coffee của Công ty TNHH Daisy International, được tỉnh Lâm Đồng công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.
Theo đó, công nhận 15 sản phẩm OCOP Lâm Đồng của 6 chủ thể hạng 4 sao, gồm: Cà phê phin giấy chocolate, Cà phê phin giấy Arabica, Cà phê phin giấy Đẳng sâm, Cà phê phin giấy Linh chi, Cà phê đặc sản Arabica yellow Bourbon, Cà phê đặc sản Arabica Caturra cùng mang thương hiệu Chappi Mountains Coffee của Công ty TNHH Daisy International.
Sản phẩm bột cần tây nguyên chất, bột cần tây cỏ ngọt, bột rau diếp cá cỏ ngọt, bột rau má đường phèn, bột rau má dừa đậu xanh mang thương hiệu Dalat ICHIFOODS của Công ty TNHH ICHIFOODS; Rau xà lách thuỷ canh – Rừng hoa Bạch Cúc của Công ty TNHH Rừng hoa Bạch Cúc; Cà rốt baby – Trường Phúc của Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc; Trà Olong Tam Dương của Công ty TNHH Tam Dương; Bơ LĐ 034 Bình Minh của HTX Thương mại dịch vụ Bình Minh.
Thu hoạch đông trùng hạ thảo tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao DKM. Sản phẩm đông trùng hạ thảo khô của doanh nghiệp này được tỉnh Lâm Đồng công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.
Bên cạnh đó, công nhận 8 sản phẩm OCOP Lâm Đồng của 7 chủ thể hạng 3 sao, gồm: Đông trùng hạ thảo khô – DKM của Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao DKM; Cafe Orico No1 của Công ty TNHH Ân Đức Phúc; Trà Olong - Việt Vương, trà đen - Việt Vương của Công ty TNHH Trà Việt Vương; Hạt bí Nhật - Nhật An của Cơ sở Bột bí Nhật An; Bơ LĐ 034 Sang Trọng của Tổ hợp tác Sang Trọng; Bơ LĐ 034 Nông trại Huyền Phú của hộ kinh doanh Trương Viết Phú; Bơ LĐ 034 Dậu Loan của hộ kinh doanh Nguyễn Văn Dậu.
Kết quả công nhận, xếp hạng này có giá trị trong vòng 3 năm. Các sản phẩm được công nhận sẽ được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP, được sử dụng logo OCOP và thứ hạng sao in trên bao bì sản phẩm theo quy định của Chương trình mỗi xã một sản phẩm và các quy định hiện hành.
UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực chương trình OCOP) công bố công khai các sản phẩm đã được công nhận và hướng dẫn UBND các huyện, thành phố và các chủ thể thực hiện việc in logo OCOP, thứ hạng sao trên bao bì sản phẩm được công nhận.
Sản phẩm OCOP của huyện Lạc Dương - Lâm Đồng được lãnh đạo và doanh nghiệp thành phố Yachiyo - Nhật Bản đánh giá cao.
Theo Ban Chỉ đạo xúc tiến thị trường nông sản gắn với phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm OCOP thuộc các nhóm nông sản chủ lực cần tập trung chuyển đổi cây trồng lợi thế để khuyến khích doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh áp dụng quy trình sản xuất an toàn. Xây dựng các chuỗi liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Khuyến khích hoạt động sơ chế, chế biến gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP.
Đồng thời, đa dạng hóa hình thức xúc tiến thương mại, nhân rộng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại khu du lịch và khu vực dừng chân dọc quốc lộ. Tăng cường hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp lớn trong nước để mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước có ký kết Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo