Hỗ trợ doanh nghiệp

Lập nhóm công tác đối tác công tư phát triển ngành lúa gạo

DNVN - Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhóm là nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển ngành hàng lúa gạo, tham gia thực hiện đánh giá các chương trình, dự án liên quan đến ngành hàng lúa gạo nhằm hỗ trợ phát triển ngành lúa gạo theo hướng cạnh tranh cao, chất lượng, bền vững, gia tăng hiệu quả kinh tế về xã hội và môi trường.

Gỡ khó trong thực thi chính sách và tạo thuận lợi thương mại xuyên biên giới cho doanh nghiệp / Kiến nghị gia hạn thời điểm nộp thuế và tiền thuê đất thêm 6 tháng

Chiều 3/3, tại TP Cần Thơ, Bộ NN-PTNT đã công bố quyết định thành lập và định hướng chiến lược của nhóm công tác đối tác công tư (PPP) để phát triển ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Theo đó, nhóm công tác đối tác công tư (PPP) về lúa gạo do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Nhóm khối công) và Công ty TNHH Bayer Việt Nam (Nhóm khối tư) đồng chủ trì, với chức năng tổ chức, phối hợp liên ngành trực thuộc Bộ NN-PTNT, gồm các đại diện của khối công tư, liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân. Đồng thời, nhóm công tác này có chức năng quản lý, hỗ trợ phát triển ngành lúa gạo theo hướng cạnh tranh cao, chất lượng, bền vững, gia tăng hiệu quả kinh tế về xã hội và môi trường.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhóm là nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển ngành hàng lúa gạo, tham gia thực hiện đánh giá các chương trình, dự án liên quan đến ngành hàng lúa gạo Việt Nam; tổ chức các chương trình nghiên cứu, xúc tiến thương mại, xúc tiến hợp tác công tư, thông tin thị trường, khuyến nông… Đặc biệt, định hướng chiến lược ngành hàng lúa gạo Việt Nam được nhóm đưa ra là tham gia Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL.

n

Ra mắt Nhóm công tác đối tác công tư (PPP) để phát triển ngành lúa gạo Việt Nam.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, trước những tác động của biến đổi khí hậu, nhu cầu của thị trường ngày càng thay đổi. Bộ NN-PTNT cho phép thành lập nhóm công tác đối tác công tư (PPP) về lúa gạo sẽ tích hợp được sự quan tâm tham gia của nhiều tổ chức, không chỉ là cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế mà còn kêu gọi các doanh nghiệp trong nước cùng đồng hành.

Với Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, ông Thanh mong muốn thông qua nhóm công tác đối tác công tư (PPP) về lúa gạo sẽ mở rộng nhanh nhất các sáng kiến công nghệ, giải pháp kỹ thuật thông minh. Từ đó, tạo thành một quy trình sản xuất thống nhất gắn với từng vùng sinh thái khác nhau, vừa nâng cao giá trị cho người sản xuất, đảm bảo vấn đề sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững hơn.

Ngành hàng lúa gạo hiện đang có sự dịch chuyển từ canh tác truyền thống sang phát triển theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ cao, sản xuất lúa gạo phát thải thấp.

Hiện nay, gạo Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ, chiếm trên 15% tổng lượng gạo xuất khẩu trên thế giới. Tuy nhiên, đứng trước thách thức về cạnh tranh, ngành hàng lúa gạo chưa đáp ứng được đa dạng nhu cầu thị trường nội địa và quốc tế. Bên cạnh đó, chế biến sâu còn hạn chế, chất lượng gạo chưa cao, thu nhập nông dân trồng lúa còn thấp, không tạo được động lực cho bà con đầu tư phát triển sản xuất lúa gạo.

Mặc dù trong thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã có nhiều giải pháp về chính sách và kỹ thuật cụ thể để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo, đảm bảo thu nhập ổn định cho người trồng lúa, phát triển bền vững ngành lúa gạo.

 

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN-PTNT) nhìn nhận, để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam cần phải có những nỗ lực rất lớn, không chỉ từ phía Chính phủ mà cả khối tư nhân, doanh nghiệp, người sản xuất trực tiếp cùng tham gia. Trong đó, một trong những giải pháp then chốt được ưu tiên thực hiện là đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư…

Trong đó, ngành hàng lúa gạo hiện đang có sự dịch chuyển từ canh tác truyền thống sang phát triển theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ cao, sản xuất lúa gạo phát thải thấp.

Việc tăng cường hoạt động của nhóm công tác đối tác công tư (PPP) về lúa gạo là một phần nỗ lực của Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) và Tổ chức Grow Asia nhằm xây dựng và thúc đẩy các hệ thống lương thực toàn diện, linh hoạt và bền vững hơn ở Đông Nam Á. Trong đó, việc tăng cường hoạt động của nhóm công tác đối tác công tư (PPP) về lúa gạo sẽ thu hút đầu tư và tăng cường hiện đại hóa hệ thống nông nghiệp và lương thực thông qua áp dụng công nghệ và kết nối đổi mới sáng tạo…



Hòa Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm