Hỗ trợ doanh nghiệp

Nhập khẩu ô tô tăng cao: Giấc mơ chinh phục "sân nhà" của doanh nghiệp nội "lâm nguy"

"Trong những năm tiếp theo, kim ngạch nhập khẩu ô tô sẽ tiếp tục tăng theo nhu cầu sử dụng ngày càng cao trong nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất ôtô nội địa và cán cân thương mại", Bộ Công thương nhìn nhận.

Đại học RMIT hợp tác với Sovico và Vietjet đẩy mạnh đào tạo hàng không / Bộ trưởng Bộ TT&TT: Năm 2020, Việt Nam sẽ có 200 doanh nghiệp an ninh mạng

Ô tô ngoại ồ ạt về Việt Nam

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tổng số ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu từ đầu năm đến hết tháng 8/2019 tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái đạt 96.000 chiếc, trị giá đạt 2,1 tỷ USD. Con số này tăng 229% về lượng và tăng 205,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước trong đó, số lượng ô tô nhập khẩu Thái Lan, Indonesia chiếm tỷ lệ lớn tới trên 70% tổng số.

Đáng lưu ý là việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào thị trường nội địa lại chủ yếu là các dòng xe đang có Nhà máy sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Một đại diện Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến đột biến trong nhập khẩu ô tô từ đầu năm đến nay là do ảnh hưởng từ chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu ASAEN về 0% từ đầu năm 2018.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước kêu khó bởi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập khẩu. Về phía quản lý Nhà nước, việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tăng cao - với giá trị lớn còn liên quan tới chỉ số kiểm soát nhập siêu và những tác động đến ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong nước - một trong 4 ngành công nghiệp được xác định phải tập trung phát triển, đó là công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp ô tô và công nghiệp công nghệ cao.



Cùng với đó là việc Nghị định 116 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô; kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô (ban hành ngày 17/10/2017) có các yêu cầu khắt khe về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng ô tô… Thời gian đầu khi Nghị định 116 ra đời, thị trường ô tô có chững lại để “nghe ngóng” nhưng sau đó nhập khẩu xe tăng cao trở lại. Cụ thể, thời điểm 6 tháng cuối năm 2018 nhập khẩu ô tô không lớn nhưng từ đầu năm 2019 thì tăng rất mạnh.

Dù đã lường trước được những tác động tiêu cực của làn sóng xe nhập khẩu sẽ đổ bộ vào Việt Nam ngày càng tăng, ông Lê Ngọc Đức, Tổng Giám đốc Công ty Hyundai - Thành Công vẫn bày tỏ quan ngại.

 

Theo ông, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi làn sóng nhập khẩu ôtô nguyên chiếc ồ ạt và ngày càng tăng, dự báo còn mạnh hơn vào những tháng cuối năm.

"Mới qua 8 tháng đầu năm, doanh nghiệp vẫn cầm cự được, duy trì đều sản lượng cho các dòng xe, nhưng nếu kéo dài thì sức khỏe của doanh nghiệp sẽ yếu, nên cần Chính phủ, các bộ ngành có biện pháp đồng bộ hơn nữa thì mới tồn tại được" - ông Đức nói và bày tỏ nỗi sốt ruột khi nhiều lần kiến nghị về chính sách thuế "sống còn" cho ngành ôtô song vẫn chưa thấy hiệu quả.

nhap khau o to tang cao giac mo chinh phuc san nha cua doanh nghiep noi lam nguy

"Nguyên liệu vật tư nhập vào để sản xuất linh phụ kiện ôtô đều phải chịu thuế nhập khẩu. Trong khi xe nguyên chiếc nhập về có mức thuế bằng 0%, nên cấu trúc giá thành đối với ôtô sản xuất trong nước cao hơn nhập khẩu, sẽ không ai sản xuất", ông Đức nói.

Khó tồn tại nếu chính sách không đổi

Giúp người tiêu dùng Việt Nam bớt thiệt thòi

 

"Ở châu Âu như Đức không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Như Đan Mạnh và Thụy Điển, họ tính thuế xe hơi theo VAT, thuế lưu hành. Tại Việt Nam, ôtô chịu quá nhiều đầu thuế. Năng lực doanh nghiệp sản xuất ôtô ở Việt Nam còn yếu, nay sức ép xe nhập khẩu miễn thuế 0% tràn vào nếu không có biện pháp kịp thời, nhà sản xuất ôtô trong nước sẽ khó trụ.

Tôi cho rằng cũng cần nghiêm túc lại các mức thuế chồng chéo, khiến chiếc xe hơi phải cõng nhiều thuế phí vô lý, chỉ có ở Việt Nam mới tính toán kiểu như vậy. Ở nước ngoài, họ khuyến khích tạo điều kiện cho dân mua xe với giá rất thấp để kích thích sản xuất. Người dân Việt Nam vẫn chịu thiệt thòi khi mua ôtô đắt gấp 2-3 lần giá gốc".

Ông Nguyễn Minh Đồng - chuyên gia ô tô


Trao đổi với báo giới, TS Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, nhìn vào sản lượng nhập khẩu liên tục tăng cho thấy nhu cầu tiêu dùng ôtô vẫn tăng. So với Thái Lan hay Indonesia, chi phí sản xuất ôtô tại Việt Nam rất cao. Do đó, cơ quan chức năng cần có giải pháp giảm giá ô tô, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển.

 

nhap khau o to tang cao giac mo chinh phuc san nha cua doanh nghiep noi lam nguy

Ông Trần Bá Dương - chủ tịch HĐQT CTCP ô tô Trường Hải (Thaco) - cho rằng cần nhanh chóng thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô.

"Vừa rồi Bộ Công thương có đề xuất không tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho các sản phẩm sản xuất trong nước, đây là chính sách rất tốt" ,ông Trần Bá Dương nói và cho rằng, nếu thực thi chính sách này, ngay cả các doanh nghiệp nước ngoài hiện đã chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu nguyên chiếc cũng sẽ quay lại sản xuất láp rắp tại Việt Nam. Và khi họ lắp ráp, chúng ta mới phát triển được công nghiệp hỗ trợ.

Áp lực cho ngành ô tô quốc nội

Trước những dự báo về việc nhập siêu của ngành ô tô năm nay sẽ đạt mức kỷ lục hơn 3,4 tỷ USD, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nhìn nhận, không chỉ các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập khẩu mà còn là thách thức trong kiểm soát thị trường nội địa và kiểm soát nhập siêu.

nhap khau o to tang cao giac mo chinh phuc san nha cua doanh nghiep noi lam nguy

“Đây là vấn đề rất lớn đặt ra cho chúng ta không chỉ là nhập siêu nữa mà còn cả vấn đề của các chỉ tiêu ổn định vĩ mô, của thị trường nội địa và ngành công nghiệp ô tô cũng như các ngành công nghiệp có liên quan. Vì vậy tôi đề nghị rà soát đánh giá lại trong hoạt động nhập khẩu 7 tháng đầu năm và phân tích đánh giá về một số hiện tượng đặt ra trong quản lý nhà nước cũng như trong chính sách của chúng ta liên quan đến hội nhập.

 

Cần đánh giá chung về phát triển công nghiệp ô tô trong nước trong bối cảnh chúng ta đã thực thi các cam kết hội nhập và những diễn biến của việc xóa bỏ thuế quan trong nhập khẩu ô tô cũng như dự báo trong thời gian tới… Mục tiêu rất quan trọng là chúng ta phải đảm bảo kiểm soát nhập khẩu có hiệu quả như Đề án đã báo cáo Chính phủ và trong kế hoạch hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội” - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu.

Theo các chuyên gia, với gần 100 triệu dân, tiềm năng phát triển thị trường ô tô ở Việt Nam là rất lớn. Trước các cam kết hội nhập, theo lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô từ năm 2018 đối với xe nhập khẩu từ thị trường ASEAN (như Thái Lan, Indonesia) và bắt đầu từ năm nay tại thị trường các nước CPTPP, người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn các sản phẩm ô tô có chất lượng tốt hơn, giá cạnh tranh hơn.

Trong thời gian tới, khi Hiệp định EVFTA được thông qua, các sản phẩm ô tô nhập khẩu từ các quốc gia thành viên của Hiệp định thương mại tự do VN - EU cũng sẽ có giá cạnh tranh hơn nhờ các ưu đãi thuế quan. Điều này cũng đồng nghĩa các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập khẩu.

Người đứng đầu Bộ Công Thương cho rằng, cần phải tính toán tất cả các phương án, dư địa có thể sử dụng kể cả các sắc thuế nội địa trên cơ sở phù hợp với các cam kết hội nhập… để có chính sách đồng bộ, đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia gắn với bảo vệ thị trường nội địa, doanh nghiệp, các nhà sản xuất trong nước và người tiêu dùng, nhằm phát triển được ngành công nghiệp ô tô trong nước - một trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm được xác định ưu tiên phát triển.

Theo Hữu Dũng/Thời Báo Chứng khoán Việt Nam
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm