Hỗ trợ doanh nghiệp

Nhiều "ông lớn" muốn khai thác cảng Liên Chiểu Đà Nẵng

DNVN - Ngày 24/6, BQL các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng – đơn vị chủ đầu tư kiêm quản lý, điều hành dự án bến cảng Liên Chiểu (phần cơ sở hạ tầng dùng) đã có báo cáo về tình hình tiến độ của dự án trọng điểm này sau gần 6 tháng triển khai thi công.

Đà Nẵng: Không quy định thêm các điều kiện tạo rào cản đối với đầu tư, kinh doanh / "Bàn" giải pháp phát triển bền vững vận tải biển ASEAN

Thu hút nhiều nhà đầu tư lớn

Theo ông Lê Thành Hưng, Giám đốc BQL các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng, dự án bến cảng Liên Chiểu - phần cơ sở hạ tầng dùng chung có tổng mức đầu tư gần 3.430 tỷ đồng, khởi công tháng 12/2022. Đến nay sau gần 6 tháng thi công khẩn trương, dự án đã đạt được những kết quả nền tảng quan trọng, bảo đảm theo đúng tiến độ đề ra.

Tổ chức thi công 3 ca/ngày trên cong trình xây dựng bến cảng Liên Chiều - phần cơ sở hạ tầng dùng chung.

Tổ chức thi công 3 ca/ngày tại công trình xây dựng bến cảng Liên Chiều - phần cơ sở hạ tầng dùng chung.

Xác định công trình xây dựng Bến cảng Liên Chiểu – Phần cơ sở hạ tầng dùng chung là công trình trọng điểm, động lực của TP, ngay từ ngày ra quân đầu năm 2023 đến nay, BQK dự án đã tập trung chỉ đạo tư vấn giám sát, liên danh nhà thầu thi công phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thi công tập trung vật tư, vật liệu, thiết bị, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đáp ứng kế hoạch năm 2023 và hoàn thành công trình vào tháng 12/2025 như dự kiến.

Đáng chú ý, theo BQL các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng, tuy mới khởi công được 6 tháng nhưng dự án xây dựng bến cảng Liên Chiểu đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn như Tập đoàn Adani (Ấn Độ), Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), Công ty CP Cảng Đà Nẵng và các tập đoàn lớn trong cả nước mong muốn đầu tư khai thác sau khi cảng Liên Chiểu hoàn thành xây dựng phần cơ sở hạ tầng dùng chung.

“Dự án bến cảng Liên Chiểu – phần cơ sở hạ tầng dùng chung nhận được sự quan tâm rất lớn của Trung ương, các sở, ban, ngành TP và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo TP Đà Nẵng nên quá trình thi công có những thuận lợi. Tranh thủ thời tiết mùa hè nắng ráo, các đơn vị phối hợp với liên danh nhà thầu đang tổ chức làm việc liên tục 3 ca/ngày để đáp ứng tiến độ”, ông Lê Thành Hưng cho biết.

Đúc khối phá sóng Rakuna tại công trình xây dựng cảng Liên Chiểu

Đúc khối phá sóng Rakuna tại công trình xây dựng cảng Liên Chiểu.

Tổ chức đồng loạt 4 mũi thi công

Theo đó, BQL dự án đang phối hợp với liên danh 5 nhà thầu thi công dự án là những đơn vị thi công cảng biển mạnh nhất Việt Nam hiện nay tổ chức đồng loạt 4 mũi thi công. Mũi thứ nhất thi công khối phá sóng Rakuna với tổng cộng 10.000 khối các loại 25 tấn và 12 tấn. Trong năm 2023, nhà thầu thi công bảo đảm số lượng khối phá sóng để đưa ra bảo vệ khối lượng của đường và đê kè chắn sóng.

Mũi thứ hai thi công đường giao thông dài 1.229m; đến nay đã đạt 1.070m, chỉ còn gần 200m nữa là hoàn thành tuyến đường kết nối ra cảng. Mũi thứ ba thi công đê kè chắn sóng dài 100m đào không xử lý nền, sau đó nạo vét toàn bộ lớp bùn dưới đáy để thay bằng đá. Mũi thi công cuối cùng là triển khai nạo vét, xử lý nền của đường tuyến chính, hiện các tàu hút đã tập kết tại hiện trường để sẵn sàng thi công.

Theo ông Lê Thành Hưng, dự án không gặp khó khăn về vốn, thời tiết đang thuận lợi. Tuy nhiên khó khăn hiện nay của công tác thi công dự án là nguồn vật liệu đá. Dự án có nhu cầu sử dụng 1,98 triệu m3 đá các loại (0,55 triệu m3 cho phần giao thông và 1,43 triệu m3 cho phần đê kè). Cụ thể, năm 2023 cần triệu m3, năm 2024 cần 0,71 triệu m3, năm 2025 cần 0,27 triệu m3 đá. Tuy nhiên các mỏ đá hiện có giấy phép khai thác còn hiệu lực trên địa bàn TP Đà Nẵng chỉ cung cấp được tối đa 780.000 m3/năm, không đủ sản lượng để dáp ứng nhu cầu của dự án.

Chỉ còn khoảng 200m là hoàn thành tuyến đường giao thông kết nối với cảng Liên Chiểu

Chỉ còn khoảng 200m là hoàn thành tuyến đường giao thông kết nối với cảng Liên Chiểu.

Do vậy, BQL dự án đã chủ động kiểm tra thực tế, đề xuất UBND TP Đà Nẵng xem xét nâng công suất 4 mỏ đá trên địa bàn TP để sử dụng cho cảng Liên Chiểu. Ngoài ra các đơn vị thi công cũng chủ động tìm kiếm các mỏ đá ở các địa phương lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi để có nguồn vật liệu đáp ứng kịp thời nhu cầu thi công của nhà thầu.

Theo kế hoạch, trong năm 2023, BQL dự án và liên danh nhà thầu quyết tâm hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đã bố trí cho dự án là 360 tỷ đồng, tương ứng với giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành là 632 tỷ đồng. Trong đó hoàn thành khoảng 80% hạng mục đường giao thông; hạng mục đê chắn sóng: hoàn thành khoảng 30% khối lượng thay móng đê và 20% thi công đê; hoàn thành thi công bãi chứa vật chất nạo vét.

Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm