Nikkei Asia: Thiên đường Phú Quốc sẽ trở nên ngang tầm với Phuket hay Bali
Vải thiều lên kệ hàng trăm siêu thị Singapore, giá bán cao hơn năm ngoái / Việt Nam nhập siêu tháng thứ 2 liên tiếp
Một bài viết mới đây trên Nikkei Asia đã đề cập tới Phú Quốc như một điểm đến hứa hẹn của Việt Nam trong mảng du lịch biển đảo, cạnh tranh với những điểm nổi tiếng trong khu vực. Tất nhiên, điều này không hề dễ dàng nhưng cũng có nhiều lợi thế nếu Việt Nam có thể tận dụng, đặc biệt trong thời gian du lịch đình trệ do Covid-19.
Các nhà đầu tư tại Phú Quốc - một hòn đảo bình dị ở Vịnh Thái Lan, ngoài khơi gần Campuchia và được mệnh danh là "thiên đường của Việt Nam" - đã được quy hoạch để phát triển viên ngọc quý thành một khu du lịch lớn.
Người ta ngày càng kỳ vọng rằng hòn đảo này, nơi sản xuất nước mắm hàng đầu từ lâu, sẽ thu hút một lượng lớn khách du lịch. Nhưng trước tiên nó sẽ phải vượt qua nhiều chướng ngại vật khác nhau, và nhiều trong số đó được gây ra bởi đại dịch Covid-19.
Grand World - thành phố không ngủ trên Phú Quốc mới khai trương trong năm 2021.
Ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, tập đoàn lớn nhất Việt Nam, cho biết hòn đảo này đang trên đường trở thành một điểm đến nghỉ dưỡng nổi bật trong khu vực, cho dù còn nhiều khó khăn phía trước. Ông trao đổi với báo giá tại lễ ra mắt Grand World, một "thành phố không ngủ" mang đến nhiều hạng mục giá trí cả ngày lẫn đêm và hoạt động suốt 365 ngày một năm. Trong công viên, sẽ có hơn 1.000 nhà hàng, nhiều cửa hàng và cửa hiệu khác nhau nằm dọc hai bên con kênh; những chương trình biểu diễn nước được tổ chức hàng đêm.
Grand World tràn ngập "những không gian đặc biệt khiến tôi cảm thấy như thể đang ở trong nước", một du khách đến từ Hà Nội hào hứng cho biết.
Mọi thứ bắt đầu thay đổi đối với hòn đảo vốn yên ắng trong nhiều năm, và chỉ nổi tiếng với nước mắm vào năm 2013, khi Chính phủ Việt Nam khi đó đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ định hòn đảo này là đặc khu kinh tế. Vingroup đã đầu tư 2,8 tỷ USD vào Phú Quốc, một công viên giải trí, sòng bạc và sân golf đã hoạt động và số lượng phòng khách sạn đã lên tới 12.000. Sun Group, công ty bất động sản hàng đầu Việt Nam, hiện nay đã hoàn thành đường tàu điện vượt biển dài nhất thế giới, công viên giải trí và các tiện ích khác.
Các dự án khác đang được tiến hành rầm rộ tại Phú Quốc, ngay trước thời điểm Covid-19 ập tới, và cũng không dừng hẳn lại trong suốt hơn 1 năm qua. Cho đến nay, các khoản đầu tư của các công ty liên quan đến du lịch trị giá 16 tỷ USD đã được thực hiện vào Phú Quốc, trong đó một phần đến từ phía tỉnh Kiên Giang.
Không giống như các nước láng giềng Thái Lan và Indonesia, Việt Nam chưa bao giờ được biết đến với những hòn đảo nghỉ dưỡng. Nhưng ông Đoàn Văn Tiến, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Phú Quốc, có ý định biến Phú Quốc trở thành điểm cạnh tranh với Phuket của Thái Lan và Bali của Indonesia.
Việc tạo ra vị trí cạnh tranh không phải là câu chuyện đơn giản xem xét vị trí của Phú Quốc như một điểm đến mới được sinh ra trong một khu vực gồm các điểm đến nổi tiếng lâu năm bao gồm Cebu và Boracay của Philippines.
Năm 2019, trước khi virus coronavirus bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, số lượng du khách đến Phú Quốc đã tăng 27% so với năm trước, lên 5,1 triệu người. Năm nay, hòn đảo này dự kiến sẽ chào đón 3 triệu du khách đến nghỉ dưỡng, hầu hết đều là khách trong nước.
Hòn đảo này đang nỗ lực thu hút du khách Việt Nam để vượt qua những khó khăn do Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, khi virus tiếp tục lây lan và đột biến nên kế hoạch vẫn chưa đạt được như dự kiến. Khi Phú Quốc gặp khó khăn trong việc tạo dựng tên tuổi bên cạnh các quốc gia Đông Nam Á đã có tên tuổi hơn, các chuyên gia du lịch cho rằng động lực và sự thay đổi của hòn đảo này sẽ cần dựa vào các nỗ lực quảng bá thực tế, hợp tác với các hãng hàng không, công ty du lịch và các trung tâm giải trí khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo