Hỗ trợ doanh nghiệp

Tạo “đòn bẩy” phát triển Đồng bằng sông Cửu Long

DNVN - Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long", đưa ra những phân tích, nhận định đa chiều, đánh giá khách quan về toàn cảnh bức tranh kinh tế khu vực, góp phần tìm ra giải pháp, tạo động lực phát triển bền vững kinh tế vùng.

Ưu tiên vốn tín dụng cho lĩnh vực nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long / Dự án "CUAvn – Nâng tầm Cua Việt” đạt giải cuộc thi khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 10/6, tại TP Cần Thơ, Bộ Xây dựng (XD), báo Xây dựng phối hợp với UBND TP Cần Thơ tổ chức Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long”, thu hút sự tham gia của hơn 500 đại biểu đại diện các Bộ ngành, ngân hàng, chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, đưa ra những phân tích, nhận định đa chiều, đánh giá khách quan về toàn cảnh bức tranh kinh tế khu vực, góp phần tìm ra giải pháp, tạo động lực phát triển bền vững kinh tế vùng.

Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long" góp phần tìm ra giải pháp, tạo động lực phát triển bền vững kinh tế vùng.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực có vị thế hết sức quan trọng và có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển.

Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 13 địa phương ĐBSCL đã xây dựng 16 đề xuất dự án với tổng mức đầu tư 94.328 tỷ đồng. Đồng thời, ĐBSCL luôn có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước 1,3 đến 1,5 lần. Cùng với đó, hạ tầng trong khu vực cũng liên tục được đầu tư mạnh mẽ.

Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 đặt mục tiêu đến năm 2030 của khu vực là mức tăng trưởng bình quân phải đạt khoảng 6,5 - 7% /năm, tỷ lệ đô thị hóa tăng lên, chất lượng đô thị trong vùng từng bước được cải thiện, đảm bảo tốt hơn điều kiện sống cho người dân.

“Các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật của ngân hàng thế giới, các tổ chức quốc tế khác về nâng cấp đô thị, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải được triển khai thực hiện có hiệu quả và đều phát huy những kết quả tích cực. Đây là cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các cơ chế, chính sách mới nhằm khai thác và phát huy ở mức cao nhất các tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển nhanh và bền vững của các địa phương trong vùng”, Thứ trưởng nói.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn nói về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, đặt mục tiêu đến năm 2030.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Theo Bộ Xây dựng, tỷ lệ đô thị hóa trung bình của toàn vùng ĐBSCL năm 2022 là 31,8% (trung bình của cả nước là 41,7%). ĐBSCL hiện có 211 đô thị, bao gồm: 1 đô thị loại I trực thuộc Trung ương là TP Cần Thơ, 2 đô thị loại I trực thuộc tỉnh là Mỹ Tho và Long Xuyên, 13 đô thị loại II, 8 đô thị loại III, 27 đô thị loại IV và 160 đô thị loại V. Chính phủ đang có những động thái đánh thức tiềm năng khu vực này bằng việc đầu tư hạ tầng, phát triển cầu, đường cao tốc nối từ TP Hồ Chí Minh đến Cần Thơ và kết nối ĐBSCL, nâng cấp các đô thị hiện hữu.

Tổng Biên tập báo Xây dựng Nguyễn Anh Dũng cho rằng, Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế ĐBSCL” kỳ vọng sẽ nêu lên những thách thức bất cập trong phát triển kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực như du lịch, hạ tầng đô thị, bất động sản, năng lượng, giao thông chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng.

“Trên cơ sở đó, tổng hợp các giải pháp đột phá từ các nhà quản lý, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp… về thúc đẩy phát triển hạ tầng, cơ chế chính sách, thu hút đầu tư, tính minh bạch về pháp lý của dự án… tạo động lực phát triển kinh tế bứt phá trong giai đoạn mới”, ông Tổng Biên tập Báo XD nhận định.

Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường đã nêu một số đề xuất, tiền đề, đòn bẩy thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển ĐBSCL.

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường nêu những đề xuất phát triển vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường nêu những đề xuất phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chủ tịch TP Cần Thơ cho rằng, trong những năm gần đây, công tác đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật vùng ĐBSCL được quan tâm, đẩy mạnh đã đạt được nhiều kết quả như; hệ thống giao thông và các loại giao thông được quan tâm đầu tư mới, luôn đồng bộ, tính kết nối, liên thông.

“Với tỷ lệ thị hóa tăng lên chất lượng đô thị trong cùng từng bước được cải thiện, đảm bảo tốt về điều kiện sống cho người dân. Trong đó, có việc thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ theo tinh thần Nghị quyết số 45 của Quốc Hội; sớm đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ đạt chuẩn cấp vùng/ cấp khu vực kết hợp xây dựng thêm Cảng Cargo Logistics để phục vụ hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không, phù hợp quy hoạch hệ thống cảng hàng không quốc gia; xây dựng phát triển Cảng biển quốc tế tại TP Cần Thơ; xây dựng Trung tâm Logistics vùng ĐBSCL; Dự án Kết nối đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ và đầu tư xây dựng Đường cao tốc trên cao; cầu Ô Môn nhằm đồng bộ tuyến kết nối TP Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) với quận Ô Môn (TP Cần Thơ) và huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang)”, Chủ tịch TP Cần Thơ kỳ vọng.

Khánh Ngọc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm