Tháo gỡ điểm nghẽn để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn
Đà Nẵng: Hè 2024, dự kiến mỗi ngày khai thác 100 chuyến bay quốc tế đến và đi / Đà Nẵng: 2669 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong quý I
Điểm nghẽn nằm ở cung hay cầu?
Theo Ban tổ chức, dự kiến ban đầu diễn đàn chỉ 40 – 50 đại biểu nhưng thực tế tăng gấp 2 – 3 lần. Thậm chí có DN mang hai dự án lớn từ TP Hồ Chí Minh ra dự với mong muốn có thể vay vốn. ‘Điều đó cho thấy các DN nhận thức diễn đàn này rất quan trọng, giúp họ nâng cao kiến thức và tạo lập các mối quan hệ để tiếp cận nguồn vốn vay”, Ths Trần Văn Hiển, chuyên gia tư vấn độc lập của VINASME nhận xét.
Bà Trịnh Thị Hương – Phó Cục trưởng Cục Phát triển DN (Bộ KH&&ĐT) phát biểu tại diễn đàn.
Theo bà Trịnh Thị Hương, nguồn vốn (được coi là mạch máu của DN) đang bị nghẽn lại, thiếu vốn, gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Chính phủ đã đưa ra một số gói tài chính hỗ trợ lãi suất cho DN, nhưng trên thực tế triển khai cho thấy DN còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong tiếp cận các gói này.
“Điều đó khiến mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% so với năm 2023 mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra cho năm 2024 trở nên hết sức thách thức. Vấn đề là điểm nghẽn nằm ở cung hay cầu? Làm sao tháo gỡ để cung và cầu gặp được nhau?”, bà Trịnh Thị Hương đặt vấn đề.
Giải pháp tăng cường bảo lãnh tín dụng cho DNNVV
Tại diễn đàn, đại diện một số ngân hàng thương mại đã trình bày các giải pháp hỗ trợ DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn. Diễn đàn cũng dành nhiều thời gian cho các DN thảo luận với Quỹ Phát triển DNNVV, các ngân hàng thương mại về các khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn; các khó khăn về chính sách, quy định; các khó khăn về năng lực tiếp cận và hấp thụ vốn của DNNVV.
Chuyên gia Trần Văn Hiển trình bày các giải pháp tăng cường bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.
Đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng, ngân hàng thương mại, tổ chức đại diện cộng đồng DN, chính quyền địa phương; tăng mức bảo lãnh tín dụng, giảm bớt quy định về điều kiện để được cấp bảo lãnh tín dụng; nâng cao năng lực cho các DNNVV, cán bộ Quỹ thông qua các khoá tập huấn.
Bà Nguyễn Khánh Cẩm Châu – Trưởng nhóm Tăng trưởng kinh tế (Phòng Quản trị nhà nước và Tăng trưởng kinh tế - Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) dẫn thông tin từ khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy chỉ có 17,8% DN Việt Nam trong năm 2022 có thể tiếp cận các khoản vay ngân hàng.
Trước thực tế này, bà Nguyễn Khánh Cẩm Châu cho biết USAID đang hợp tác với Cục Phát triển DN (Bộ KH&ĐT) triển khai dự án tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân (IPSC) nhằm giúp các DN Việt Nam nâng cao hơn nữa hiểu biết và khả năng tiếp cận tốt hơn nguồn vốn ngân hàng cũng như các nguồn tài chính mới. Qua đó làm bàn đạp vững chắc cho các DN phát triển về chất, tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo