Hỗ trợ doanh nghiệp

Tháo gỡ vướng mắc về thuế để doanh nghiệp ‘bứt phá’ hậu Covid-19

Nền kinh tế đang có những dấu hiệu phục hồi sau đại dịch Covid-19, đây là "thời điểm vàng" để doanh nghiệp lấy lại đà, bắt sóng nhanh nhất với tín hiệu từ thị trường trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh này nhiều doanh nghiêp mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn nữa về chính sách thuế để tạo đà “bứt phá”.

Doanh nghiệp nhỏ tìm ‘thần chú’ hoá giải khó khăn / Chuyển giá trốn tránh thuế bao giờ hết đất sống

DN-7038-1606260760.jpg

Quy địnhtiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp 3 quý đầu năm không ít hơn 75% tổng tiền thuế phải nộp của năm chưa áp dụng trong năm quyết toán 2020. (Ảnh: Int)

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, năm 2020 là một năm xảy ra nhiều biến động cho nền kinh tế khi dịch Covid-19 bùng phát khiến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với tác động của dịch bệnh, Bộ Tài chính đã miễn, giảm và cơ cấu thời gian nộp thuế cho hàng loạt các sắc thuế như: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp tiền thuê đất, lệ phí trước bạ, thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay…

Theo Bộ Tài chính, tổng số tiền thuế và thu ngân sách đã gia hạn, miễn, giảm theo các chính sách đã ban hành đến hết năm nay là khoảng 99,3 nghìn tỷ đồng, ước thực hiện cả năm 2020 là khoảng 110 nghìn tỷ đồng (trong đó số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 80 nghìn tỷ đồng; số được miễn, giảm khoảng 30 nghìn tỷ đồng).

Theo đánh giá của ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, thời gian qua cùng với việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính góp phần tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích người dân và doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, ngành Thuế và hải quan đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, từ đó giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.

Dẫu vậy, tại buổi đối thoại về chính sách thuế và hải quan vừa diễn ra nhiều doanh nghiệp vẫn còn những băn khoăn về các nội dung liên quan đến chính sách thuế mới, ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư đối với các dự án đang hoạt động; vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.

 

Ông Phạm Đình Cao, Kế toán trưởng Công ty cổ phần thương mại xây dựng quảng cáo địa ốc Việt Hân đề nghị được hướng dẫn hoàn thuế VAT đối với các công trình xây dựng khách sạn.

Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng đặt câu hỏi: những phần hạ tầng kỹ thuật phát sinh sẽ được hạch toán vào tổng mức đầu tư hay bù trừ vào tiền thuê đất của doanh nghiệp và phần còn lại sẽ được hạch toán như thế nào?.

Hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm, chuyên sản xuất kháng sinh, ông Nghiêm Tiến Diễn, đại diện Công ty cổ phần Tập đoàn Merap (Hưng Yên) cho hay, với lĩnh vực hoạt động đặc thù, sản phẩm đầu ra đang được áp thuế giá trị gia tăng (VAT) là 5%, trong khi đó đầu vào có sản phẩm tính thuế VAT là 5%, nhưng cũng có sản phẩm thuế VAT lên đến 10%, dẫn tới chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra trong cùng kỳ.

Theo tính toán của Merap, số chênh lệch này bình quân mỗi năm khoảng 2-3 tỷ đồng. Ngoài ra, định kỳ từ 2-3 năm, công ty vẫn đầu tư mở rộng nâng cấp quy mô hoạt động, dẫn tới tăng thêm số thuế VAT đầu vào được khấu trừ. Vì thế, tính đến quý III/2020, số thuế VAT đầu vào còn được khấu trừ lũy kế lên đến 30 tỷ đồng sau 10 năm hoạt động.

“Vậy Bộ Tài chính có giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vì theo như quy định hiện hành thì công ty sẽ không được hoàn khoản thuế này?”, đại diện Merap đặt câu hỏi.

 

Trong khi đó, một doanh nghiệp khác băn khoăn về quy định mới về thuế thu nhập doanh nghiệp vừa được ban hành quy định số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp 3 quý đầu năm không ít hơn 75% tổng tiền thuế phải nộp của năm. Trường hợp tạm nộp ít hơn tỷ lệ này thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp số thuế nộp thiếu.

Ghi nhận các ý kiến của doanh nghiệp, ông Đặng Ngọc Minh, phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cho biết riêng với quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ quan thuế chưa áp dụng trong năm quyết toán 2020. Tới đây, Tổng cục Thuế sẽ xây dựng thông tư hướng dẫn và báo cáo cấp có thẩm quyền cho áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2021 trở đi.

Thứ trưởng Vũ Thị Mai nhận định, có thể thấy, các chính sách và thủ tục hành chính về thuế và hải quan đòi hỏi phải liên tục được hoàn thiện, cập nhật kịp thời cho phù hợp với yêu cầu thực tế, trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lại rất sôi động, đa dạng. Do đó trong quá trình áp dụng các quy định của chính sách và thủ tục hành chính vào thực tiễn, không tránh khỏi có các khó khăn, vướng mắc.

“Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa trong lĩnh vực thuế và hải quan theo hướng tiếp tục tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thuận lợi trong việc thực hiện các nghĩa vụ”, bà Mai cho hay.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm