Thừa Thiên Huế: Tập trung hỗ trợ pháp lý để doanh nghiệp phát triển
Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, hỗ trợ về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp / Đào tạo nguồn lực lao động: Cung vẫn chưa "khớp" cầu
Theo đó, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 252/KH-UBND về việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020.
Cụ thể, giao Sở Tư phát triển khai xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về vụ việc, vướng mắc pháp lý mà doanh nghiệp gặp phải.
Dệt may là ngành đem lại cho tỉnh Thừa Thiên Huế hàng trăm triệu USD giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Đồng thời, tổ chức giải đáp pháp luật liên quan hoạt động doanh nghiệp; tổ chức Hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ tọa đàm, đối thoại để tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị của doanh nghiệp.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhận định, việc tổ chức các nội dung trên nhằm đảm bảo chủ động, thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai và phối hợp thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Thông qua đó tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức pháp luật, ý thức tìm hiểu, tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chủ động phòng chống rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức, cá nhân kinh doanh (doanh nghiệp), đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp.
Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm và nâng cao năng lực của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong việc tham gia tổ chức, thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Tổ chức các hội nghị, tọa đàm thường xuyên nhằm giúp tỉnh Thừa Thiên Huế tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp trên địa bàn một cách kịp thời.
Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, công tác hỗ trợ pháp lý đã có tác động tốt đến doanh nghiệp như: rất nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến pháp luật hơn, chủ động tìm hiểu kiến thức pháp luật, chú trọng đến cán bộ pháp chế...
Nhiều doanh nghiệp mong muốn, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục hoạt động hỗ trợ pháp lý đi vào chiều sâu và hiệu quả. Đồng thời, lựa chọn đối tượng và địa bàn hỗ trợ, trong đó quan tâm tới các doanh nghiệp khởi nghiệp và các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Chú trọng tăng cường năng lực cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận pháp luật. Tạo điều kiện thông thoáng nhất cho doanh nghiệp hoạt động để chủ động nắm bắt nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp.
Trước đó, tại hội nghị "Chủ tịch UBND tỉnh đồng hành cùng doanh nghiệp”, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định vai trò của doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế là rất lớn.
Trong thời gian tới, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp một cách thiết thực và hiệu quả nhất, giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
"UBND tỉnh sẽ tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Tiếp tục thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, doanh nghiệp có ý tưởng, dự án khởi nghiệp được hỗ trợ, tư vấn để khởi nghiệp thành công", ông Thọ cho hay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo