Hỗ trợ doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp: Không có chuyện nhân viên phải "đi sếp"!

DNVN - Văn hóa chính là phần hồn của doanh nghiệp. Theo đó, văn hóa doanh nghiệp sẽ trường tồn theo thời gian, là phần quyết định sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp. Việc nhân viên không bao giờ phải "đi sếp" trong mỗi dịp lễ, Tết hay sinh nhật chỉ là 1 trong nhiều ví dụ về văn hóa doanh nghiệp.

Nhà nước nên hỗ trợ chi phí cho các SME phát hành hóa đơn điện tử / Nhiều doanh nghiệp vẫn còn xa lạ với khái niệm đổi mới sáng tạo

Tại "Hội nghị triển khai Cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phát động với 9 tỉnh đồng bằng sông Hồng tại Hà Nội" diễn ra mới đây,
ông Hồ Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hoá thể thao và du lịch, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức 248 phát biểu, để doanh nghiệp phát triển thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp (VHDN), văn hóa doanh nhân gắn với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ tạo cho doanh nghiệp nền tảng để phát triển bền vững, góp phần đẩy lùi tiêu cực trong sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Đỗ Minh Cương - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Kinh doanh, hoạt động xây dựng văn hoá doanh nghiệp hiện nay chưa tương xứng với tầm quan trọng và vai trò của nó. Còn nhiều doanh nghiệp chưa biết đến, hoặc chưa thực sự tham gia vào Cuộc vận động. Còn nhiều doanh nghiệp làm văn hóa không theo chuẩn, mang tính phiến diện, đối phó hoặc nặng về hình thức nên ít tác dụng và hiệu quả thấp.
Chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển VHDN, bà Bùi Nguyễn Phương Châu, Giám đốc truyền thông Tập đoàn FPT cho biết, văn hóa của FPT bao gồm 3 yếu tố, đó là sứ mệnh công ty, giá trị cốt lõi và thực tiễn hoạt động.
Bà Bùi Nguyễn Phương Châu - Giám đốc truyền thông Tập đoàn FPT chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng và phát triển VHDN. (Ảnh: Báo KT&ĐT)

Bà Bùi Nguyễn Phương Châu - Giám đốc truyền thông Tập đoàn FPT chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng và phát triển VHDN. (Ảnh: Báo KT&ĐT)

Theo bà Châu, FPT là một tổ chức kiểu mới, nơi mà: không có tham nhũng, không có chuyện "nhân viên phải đi sếp" trong các dịp lễ, Tết, trong khi đó sếp phải "đau đầu" nghĩ tặng quà cho nhân viên trong mỗi dịp quan trọng. Ngoài ra, tuân thủ kỷ luật phải bắt đầu từ chủ tịch tới lao động, nhân viên có thể nói thẳng ý kiến của mình, lãnh đạo phải làm gương, luôn sáng tạo - tìm ra cách làm mới cũng là những nhân tố góp phần để FPT trở thành một tổ chức kiểu mới.
Bên lề hội nghị, ông Hoàng Văn Linh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần thời trang Aligro khẳng định, VHDN không phải cái gì cao sang, mà văn hóa xuất phát từ nội tâm, từ bên trong.
"Đây là yếu tố rất quan trọng đối với DN và DN muốn phát triển bền vững và đi xa được thì VH DN phải là bắt buộc và là một trong những tiêu chí cần có của DN", ông Hoàng Văn Linh nhấn mạnh.
Đánh giá cao về cuộc vận động, ông Linh cho biết, nếu DN không lưu tâm đến vấn đề VH của DN thì chắc chắn sẽ không có sự đồng hành, đồng cảm, thậm chí có ứng xử, xử sự với nhau không văn hóa. Đối với DN, đặc biệt là DN nhỏ, DN càng nhỏ càng phải đưa ra tiêu chí xây dựng VHDN, đấy là một trong những tiêu chí để phát triển. Nếu DN nhỏ mà không lưu tâm đến vấn đề nhỏ nhất thì chắc chắn không phát triển được.
"Với các DN nhỏ, thường chưa lưu tâm nhiều đến VHDN. Tuy nhiên, với cuộc vận động như thế này sẽ mang lại cho bản thân các DN cơ hội học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, truyền lửa cho nhân sự trong DN của mình", ông Linh nói.
Nói về tiêu chí VNDN của Aligro, ông Hoàng Văn Linh chia sẻ, là DN hoạt động trong lĩnh vực may mặc, trên cương vị là người đứng đầu, ông muốn xây dựng một cộng đồng của người Việt, mang đậm nét văn hóa của người Việt. Theo đó, tiêu chí của DN là luôn hướng đến những sản phẩm mang tính độc tôn của DN, đồng thời xây dựng DN mang tính nhân văn, văn hóa.
Cũng bên lề hội nghị, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (HANOSME) cho biết, mỗi DN của Hà Nội đều đã xây dựng VH. Theo đó, hàng năm các DN thường tổ chức các kỳ nghỉ hè, hỗ trợ cho các gia đình khó khăn, đảm bảo an ninh trên địa bàn.
"Mỗi DN của Hà Nội đều gắn với các hoạt động thiện nguyện tại thủ đô và trên cả nước. Và điều quan trọng các DN của Hà Nội hàng tuần, hàng tháng các chủ DN đều đào tạo, huấn luyện, chia sẻ về VH cho nhân viên của mình. Đồng thời, họ luôn đề cao đạo đức kinh doanh. Đây là những nét văn hóa của các DN Hà Nội", ông Mạc Quốc Anh chia sẻ.
Theo Phó Chủ tịch HANOISME, "doanh nghiệp có thể mua được công nghệ, con người cũng có thể thuê nếu trả mức lương cao nhưng văn hoá thì mãi mãi trường tồn. Do vậy phải xây dựng và phát triển VHDN".
Việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp tốt sẽ giúp công nhân viên, người lao động đoàn kết vì mục tiêu chung, chiến lược chung của doanh nghiệp. Nếu chỉ truyền đạt bằng mệnh lệnh thì chắc chắn người được giao nhiệm vụ chỉ thực hiện theo máy móc. Mỗi DN có văn hóa đùm bọc yêu thương nhau, cố gắng nỗ lực vì tầm nhìn, chiến lược chung thì tất cả đều soi chiếu và nỗ lực cố gắng bằng chính tinh thần yêu sản phẩm và DN ấy có sự phát hiện từ VNDN sẽ giúp ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp cho tăng trưởng.
"VH DN không bao giờ mất đi nhưng công nghệ thì luôn thay đổi, theo đó sản phẩm luôn thay đổi về mẫu mã, kích thước, giá cả thì mới đủ sức cạnh tranh. Còn VH DN thì phải luôn duy trì và phát triển. VH mãi trường tồn. Còn với công nghệ, DN vẫn phải đầu tư", ông Mạc Quốc Anh nhấn mạnh.
Minh Thu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm