Vì sao hàng chục doanh nghiệp gỗ hủy đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng?
Các doanh nghiệp sắn lo bị phá sản do dừng hoàn thuế giá trị gia tăng / Cả ngành sắn "đứng yên" chỉ vì một công văn hoàn thuế VAT vô lý của Tổng cục Thuế
Theo Bộ Tài chính, tính từ ngày 1/1/2022 đến ngày 17/5/2023, đối với mặt hàng gỗ, số hồ sơ cơ quan thuế đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng là 61 hồ sơ, tương ứng số tiền đã được hoàn là 163,3 tỷ đồng. Số hồ sơ doanh nghiệp hủy đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng là 13 hồ sơ, tương ứng số tiền đề nghị hoàn là 67,6 tỷ đồng.
Lý giải nguyên nhân doanh nghiệp gỗ hủy đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng, Bộ Tài chính cho rằng, doanh nghiệp sau khi gửi hồ sơ đề nghị hoàn thì tự rà soát đối chiếu với quy định về hoàn thuế nhận thấy hồ sơ của doanh nghiệp bị thiếu, kê khai sai, cần điều chỉnh số liệu... cần thời gian để xem xét lại hồ sơ, sổ sách chứng từ.
“Số hồ sơ cơ quan thuế từ chối đề nghị hoàn là 3 hồ sơ, tương ứng số tiền đề nghị hoàn ở mức 2,7 tỷ đồng. Sau khi rà soát đối chiếu, cơ quan thuế phát hiện doanh nghiệp nộp hồ sơ thiếu, sai mẫu hồ sơ đề nghị hoàn, hồ sơ đề nghị hoàn không đủ thủ tục”, Bộ Tài chính cho biết.
Từ đầu năm 2022 đến nay, cơ quan thuế đã hoàn hơn 163 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng cho mặt hàng gỗ.
Cũng theo Bộ Tài chính, số hồ sơ đề nghị hoàn thuế chưa được cơ quan thuế giải quyết (chưa hoàn tính đến ngày 17/5/2023) là 28 hồ sơ, tương ứng số tiền đề nghị hoàn 110,3 tỷ đồng, tỷ lệ 45,9 % so với tổng số hồ sơ cơ quan thuế đã giải quyết hoàn (28/61 hồ sơ) do hồ sơ đang trong thời gian giải quyết theo quy định.
Doanh nghiệp đã được chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, xác minh; do doanh nghiệp xin tạm dừng, hoãn thời gian kiểm tra; do doanh nghiệp chưa cung cấp đủ hồ sơ tài liệu số liệu, do đang chờ kết quả xác minh...
Trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế, đối với các hồ sơ cần thực hiện xác minh thì cơ quan thuế chủ yếu xác minh đến doanh nghiệp trung gian bán hàng trực tiếp cho doanh nghiệp hoàn thuế (doanh nghiệp F1).
Cụ thể, trong 58 hồ sơ cơ quan thuế thực hiện xác minh các doanh nghiệp trung gian, có 50 hồ sơ xác minh đến doanh nghiệp trung gian F1 (chiếm tỷ lệ 86% trên tổng số hồ sơ thực hiện xác minh), 8 hồ sơ xác minh đến doanh nghiệp trung gian F2 (chiếm tỷ lệ 14% trên tổng số hồ sơ thực hiện xác minh.
Qua công tác xác minh phát hiện 48 doanh nghiệp trung gian bỏ địa chỉ kinh doanh, tạm dừng hoạt động, chuyển hồ sơ sang cơ quan công an, cụ thể có 30 doanh nghiệp F1 tạm dừng hoạt động, 13 doanh nghiệp F1 bỏ địa chỉ kinh doanh, 4 doanh nghiệp F2 tạm dừng hoạt động, 1 doanh nghiệp F2 bỏ địa chỉ kinh doanh.
Địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 1.105 doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ bỏ địa chỉ kinh doanh, tạm dừng hoạt động (994 doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, 111 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động), chiếm tỷ lệ 14,5% so với số liệu cả nước.
Đặc biệt trong những doanh nghiệp này, có 22 doanh nghiệp nằm trong vụ án đã khởi tố, điều tra về tội mua bán hóa đơn bất hợp pháp trong thời gian qua.
Đối với việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho mặt hàng cao su, năm 2022 và 5 tháng đầu năm 2023, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã chuyển hồ sơ của 3 doanh nghiệp trực tiếp đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng sang cơ quan công an để phối hợp điều tra, xác minh trong đó có 2 hồ sơ của doanh nghiệp hoàn thuế xuất khẩu đối với mặt hàng hàng cao su, nguyên nhân do doanh nghiệp mua hàng của doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế.
Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chỉ đạo cơ quan thuế các cấp khẩn trương có hướng dẫn, xử lý hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các hồ sơ hoàn thuế đủ điều kiện hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp không đủ điều kiện hoàn thuế hoặc có sai phạm cần xử lý theo đúng quy định và thông báo cho người nộp thuế bảo đảm công khai, minh bạch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo