Hỗ trợ doanh nghiệp

VINASME cùng UNESCAP hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động xã hội

DNVN - Sáng 05/6, đại diện Ủy ban Kinh tế xã hội Châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (UNESCAP) đã trao đổi với lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) về việc tìm kiếm và hỗ trợ phát triển các DN quy mô vừa có mô hình "inclusive"...

Vì sao doanh nghiệp tư nhân Việt Nam lại hay "chết yểu"? / Nhìn lại hành trình của Long Giang Land và dấu hỏi về bài toán huy động vốn nghìn tỷ cho loạt dự án

Tại cuộc trao đổi với VINASME sáng nay, chuyên gia phát triển kinh tế, đại diện của UNESCAP, Tiến sĩ Armin Bauer cho biết: DN có mô hình "inclusive" là DN hoạt động thương mại nhưng tiêu thụ sản phẩm, liên kết, tạo cơ hội nâng cao thu nhập cho những người có thu nhập thấp. Tính đến thời điểm hiện tại, UNESCAP đã triển khai một số mô hình thành công tại một số nước.
Đại diện của UNESCAP, Tiến sĩ Armin Bauer phát biểu tại cuộc trao đổi.

Đại diện của UNESCAP, Tiến sĩ Armin Bauer phát biểu tại cuộc trao đổi.

"Chẳng hạn một DN cà phê tại Philippines với sự tham gia của hàng chục ngàn nông dân, tạo ra lợi nhuận cao và trả công cho nông dân cao hơn giá thị trường. Và đây là DN “Inclusive", chuyên gia Armin Bauer giải thích.

Tại Ấn độ, một công ty đã hỗ trợ mổ mắt thay thuỷ tinh thể cho người nghèo với chi phí chỉ có 6USD/lần, và số lượng người được hưởng dịch vụ ưu đãi này lên tới một triệu ca/năm, trong khi đó công ty vẫn hoạt động tốt với lợi nhuận cao.

Tại Myanmar, những phụ nữ tham gia vào khóa học điều dưỡng, sau đó được đi làm việc tại châu Âu. Khoá học trị giá 5.000 USD nhưng người học không phải trả tiền, một Công ty ở Đức đã hỗ trợ 50% họ chi phí, người lao động sau khi làm việc ổn định ba năm mới phải trả nốt khoản phí còn lại.

Tại Việt Nam, một hội đồng gồm ba bên: UNESCAP, Chính phủ và một số Hiệp hội, dự kiến lựa chọn khoảng 50 doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu để tham gia dự án.

Toàn cảnh cuộc trao đổi giữa đại diện UNESCAP và VINASME.

Toàn cảnh cuộc trao đổi giữa đại diện UNESCAP và VINASME.

 


Tiến sĩ Armin Bauer cho biết, tiêu chuẩn để lựa chọn các doanh nghiệp: Là doanh nghiệp cỡ vừa, hoạt động thương mại, kinh doanh có lợi nhuận cao, minh bạch và tuân thủ luật pháp, có ý thức và hành động thể hiện trách nhiệm xã hội. Các tiêu chí chấm điểm sẽ rất cụ thể, ngoài mô hình kinh doanh hiệu quả, gắn với trách nhiệm xã hội, yếu tố đổi mới sáng tạo cũng rất quan trọng
Doanh nghiệp tham gia vào dự án sẽ có 2 lợi ích, đó là tên tuổi của DN sẽ được quảng bá rộng rãi; DN sẽ đc hưởng ưu đãi về vốn, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật... phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Qua đó, đại diện của UNESCAP bày tỏ mong muốn VINASME tham gia vào dự án hỗ trợ các doanh nghiệp “Inclusive" bằng việc tìm kiếm, cung cấp thông tin các DN thành viên của VINASME hội đủ các điều kiện tham gia dự án.
Cảm ơn Tiến sĩ Armin Bauer dành thời gian trao đổi với VINASME, ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký VINASME cho biết, VINASME đồng ý với đề nghị của UNESCAP và sẽ tìm kiếm, lựa chọn những doanh nghiệp phù hợp nhất để phối hợp với UNESCAP.
"Chúng tôi không chỉ muốn giới thiệu các DN đạt yêu cầu mà còn muốn hành động cùng LHQ nhằm góp phần thực hiện ý tưởng của LHQ. Do đó, VINASME mong muốn sớm được tiếp cận sâu các thông tin của dự án", ông Tô Hoài Nam bày tỏ.
Dự kiến đến tháng 8/2019, sau khi phỏng vấn và lựa chọn, UNESCAP sẽ tổ chức các buổi đào tạo và hội thảo dành cho các DN tại các tỉnh thành địa phương của Việt Nam.
Doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm thông tin về dự án, vui lòng liên hệ với Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp - Tạp chí điện tử Doanh nghiệp Việt nam theo địa chỉ: Phòng 1005, nhà D, Khách sạn Thể Thao, số 15 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0912.480.246 - 024.33505280
Email: bbt.doanhnghiepvn@gmail.com

Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm