Ông Đoàn Ngọc Tùng: Doanh nghiệp cần được "cấp cứu để lấy lại nhịp sống”
'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Nhiều khách sạn hạng sang vào cuộc phục vụ tình nguyện viên y tế giúp TP.HCM chống dịch
Thưa ông, trong đại dịch COVID-19, doanh nghiệp du lịch, lữ hành chịu ảnh hưởng tốn thất nặng nề nhất. Để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ đã có những chính sách kịp thời, với gói hỗ trợ 26.000 nghìn tỷ. Với tư cách là người lãnh đạo doanh nghiệp và lãnh đạo Câu lạc Bộ Du lịch Unesco Hà Nội, ông có suy nghĩ như thế nào về gói hỗ trợ lần này?
Ông Đoàn Ngọc Tùng: Dưới góc độ doanh nghiệp lữ hành tôi cảm nhận chính sách hỗ trợ của chính phủ rất thiết thực và đúng thời điểm đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng
Thực tế trong thời gian qua, hoạt động doanh nghiệp du lịch, lữ hành gần như đứng im, trong khi đó phải duy trì doanh nghiệp. Nhưng trong gói hỗ trợ này doanh nghiệp du lịch hình như bị lép vế?
Ông Đoàn Ngọc Tùng:Dưới góc độ doanh nghiệp lữ hành tôi khẳng định từ khi COVID – 19 bùng phát tại Việt Nam cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp lữ hành và dịch vụ liên quan đến lữ hành đều bị ảnh hưởng nặng nề. Một số ít doanh nghiệp còn cầm cự thoi thóp để cố gắng chờ ngày du lịch phục hồi, còn phần lớn đều đã đóng cửa cho nhân viên nghỉ không lương hoặc chuyển đổi mô hình kinh doanh. Hầu như các doanh nghiệp lữ hành tiếp cận gói hỗ trợ này rất ít. Tôi đã tham khảo những bạn bè là giám đốc các doanh nghiệp thì chưa ai tiếp cận được gói hỗ trợ này.
Ông Đoàn Ngọc Tùng: Cần phải cấp cứu doanh nghiệp bằng các chính sách như vay vốn... mới mong doanh nghiệp tồn tại.
Thưa ông, theo Nghị quyết 68, có hiệu lực ngày 8/7 quy định hướng dẫn viên được hỗ trợ, nhưng thực tế và tình hình nói chung vẫn còn nhiều điều cần bàn, như cơ quan nào đứng ra làm việc này, hồ sơ thủ tục thế nào, nhận tiền ở đâu…?
Ông Đoàn Ngọc Tùng:Theo tôi được biết, anh chị em hướng dẫn viên vẫn rất lúng túng trong việc làm thủ tục để tiếp cận gói hỗ trợ này. Thiết nghĩ, chính phủ nên có văn bản hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ một cách chi tiết và nêu rõ cơ quan chịu trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ để mọi người không phải đi hỏi các nơi mà vẫn chưa biết sẽ bắt đầu từ đâu, và hướng đi nào...
Thực tế trong gần 2 năm nay, nhiều doanh nghiệp chỉ làm ăn cầm cự, sản xuất đình trệ, khách hàng không có nên dễ vướng vào nợ xấu với ngân hàng? Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Ông Đoàn Ngọc Tùng:Đúng là đến giờ phút này để nói những doanh nghiệp còn thoi thóp cầm cự là không thể nói đến chuyện không vướng nợ ngân hàng hoặc tín dụng. Vì vậy, hỗ trợ vay vốn với lãi suất 0% hoặc giãn nợ là liều thuốc “cải tử hoàn sinh” cho các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp đã đóng cửa, hoặc rơi vào cảnh túng thiếu khó khăn, thậm chí có những chủ doanh nghiệp khuynh gia bại sản nghĩ đến chuyện làm liều hoặc buông xuôi...Doanh nghiệp cần được cứu cho dù chỉ là hô hấp nhân tạo để lấy lại nhịp sống (giãn nợ...).
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, các gói hỗ trợ trước đó nghe thông tin rồi nhưng không biết hỏi ai, hỏi cơ quan thuế thì cơ quan thuế không biết, hỏi ngân hàng ngân hàng cũng không hay…. Nói chung, biết có gói hỗ trợ đó, nhưng khi làm xong thủ tục chạy tới, chạy lui rồi nhận câu trả lời không được xét duyệt, nhiều doanh nghiệp bỏ cuộc. Nên khi nghe gói hỗ trợ 26.000 ngàn tỷ lần này, nhiều doanh nghiệp không mấy mặn mà. Theo đó, doanh nghiệp được vay vốn lãi suất 0% từ Ngân hàng chính sách xã hội để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất phải không có nợ xấu tại thời điểm đề nghị vay vốn.
Du khách đến TP. Huế trước đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát.
Tôi nghĩ, giống như gói 62.000 tỷ đồng trước đó, nếu không có bộ phận hỗ trợ, hướng dẫn thông tin và thủ tục cho doanh nghiệp thì sẽ rất khó để tiếp cận gói hỗ trợ mới này. Doanh nghiệp nghe thông tin rồi không biết hỏi ai. Thuế là đơn vị quản lý trực tiếp của đơn vị tôi nhưng cũng không biết, hỏi ngân hàng cũng không có hướng dẫn cụ thể. Tóm lại là không có đầu mối tiếp nhận thông tin và hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp muốn tìm hiểu rất mất thời gian, không có cơ quan giải đáp. Nhiều doanh nghiệp không biết bắt đầu từ đâu. Các chính sách, tiêu chuẩn để tiếp cận được gói hỗ trợ hơi cứng nhắc và thiếu linh hoạt nên không phù hợp với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Gói hỗ trợ mới vừa triển khai thực hiện nên tôi cũng chưa biết thế nào. Nhưng các gói hỗ trợ thời gian vừa qua, doanh nghiệp tôi gần như không tiếp cận được. Điển hình như gói cho vay để trả lương trị giá 16.000 tỷ đồng với lãi suất 0%, được NHNN triển khai từ tháng 5/2020 nhưng gần như không có doanh nghiệp nào được vay. Sau đó, Chính phủ hạ tiêu chí xuống thì mới có vài chục doanh nghiệp tiếp cận. Theo tôi, khi xây dựng chính sách hỗ trợ mới, cần tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có chọn lọc, phân loại ngành, nghề để hỗ trợ có điều kiện, tiêu chí cụ thể, bảo đảm doanh nghiệp có thể tiếp cận thuận lợi. Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp đang có đơn hàng sản xuất, kinh doanh tốt, có đóng góp trong phát triển kinh tế, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh không thể tiếp tục thực hiện duy trì sản xuất, phát triển kinh tế doanh nghiệp theo kế hoạch.
Liên tục các đoàn khảo sát các điểm đến trong những năm trước đó, hình ảnh của du lịch chào đón du khách đang là mục tiêu chung của Nhà nước.
Hiện tình hình hoạt động tại doanh nghiệp của ông diễn ra thế nào, sự chuẩn bị ra sao khi ngành du lịch hoạt động trở lại?
Ông Đoàn Ngọc Tùng:Hiện doanh nghiệp của tôi vẫn đang hoạt động cầm chừng, chủ yếu là huấn luyện cho nhân viên về kinh nghiệm và hoàn thiện những bộ sản phẩm được nhận định là sẽ “ hot” khi du lịch trở lại trạng thái “Bình thường mới”. Đơn vị của tôi cùng với các doanh nghiệp hội viên đang tham gia khóa đào tạo miễn phí về chuyển đổi số doanh nghiệp do CLB Lữ hành Unesco Hà Nội chủ trì và giao cho Viet Iso là đơn vị thực hiện. Chúng tôi vẫn chuẩn bị thật tốt và chờ đợi ngày du lịch trở lại bình thường mới, và chỉ sớm mong đến ngày đó.
Xin cảm ơn ông!
End of content
Không có tin nào tiếp theo