Doanh nghiệp - Doanh nhân

Trong bão dịch các nhà máy gỗ MDF (VRG) vẫn kinh doanh hiệu quả

DNVN - Hiện, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có 3 công ty sản xuất gỗ MDF tại các tỉnh: Bình Phước, Quảng Trị, Kiên Giang, với tổng công suất thiết kế 735.000 m3/năm...

Hải Phòng: Người có công với cách mạng được tặng 5 triệu đồng / Đà Nẵng: Lần đầu tiên ca mắc mới COVID-19 giảm ở mức 2 con số sau “7 ngày ở yên một chỗ”

Tổng sản lượng sản xuất năm 2020 ngành gỗ MDF của Tập đoàn là 993.183 m3, vượt công suất thiết kế trung bình 135%. Các công ty ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, tiếp nhận toàn bộ công nghệ từ Châu Âu.

Vững tin trong bão dịch

Được biết, sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 của 3 công ty MDF hoàn thành 56% kế hoạch năm 2021, các chỉ tiêu so với cùng kỳ năm 2021 tăng 47%, chỉ giảm ở chỉ tiêu gỗ phôi. Trong đó, sản lượng sản xuất gỗ MDF là 545.248 m3, đạt 52% kế hoạch năm và vượt 17% so với cùng kỳ 2020. Tổng doanh thu mang lại là 2.690 tỷ đồng, đạt 54% kế hoạch năm và tăng 35% so với cùng kỳ 2020. Đặc biệt, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là 492 tỷ đồng, đạt 68% kế hoạch năm và tăng 117% so với cùng kỳ 2020.

hih

Cây tràm, keo lai là nguồn nguyên liệu của nhà máy.

Về công tác lao động tiền lương, MDF VRG Dongwha có tổng số lao động 372 người, trong đó lao động trực tiếp 276 người, lao động gián tiếp 95 người. Trong 6 tháng đầu năm, thu nhập bình quân hơn 23 triệu đồng/người/tháng.

MDF VRG Quảng Trị có tổng số lao động 400 người, trong đó lao động trực tiếp 350 người, lao động gián tiếp 50 người. Trong 6 tháng đầu năm, thu nhập bình quân 8,15 triệu đồng/người/tháng.

MDF VRG Kiên Giang có tổng số lao động 314 người, trong đó lao động trực tiếp là 273 người, lao động gián tiếp là 41 người. Trong 6 tháng đầu năm, thu nhập bình quân 7,8 triệu đồng/người/tháng.

Ông Trương Minh Trung – Phó TGĐ VRG, nhận định: 6 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của 3 công ty tích cực, hiệu quả tốt. Dự báo 6 tháng cuối năm, các đơn vị sẽ tự tin hoàn thành và vượt cao kế hoạch được giao. Những năm sắp tới, ngành gỗ VRG sẽ tăng trưởng 13 – 14%/năm, riêng gỗ MDF tăng trưởng từ 6 – 7%/năm.

Hiện, tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp, các công ty phải duy trì bằng được hoạt động SXKD theo các kịch bản đã chuẩn bị. Tình hình tiêu thụ chính của các đơn vị chủ yếu ở phía Nam (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước), các đơn vị tiếp tục phân tích kỹ để có phương án cụ thể hơn chuyển dần thị trường tiêu thụ ra Tây Nguyên, miền Trung, miền Bắc… Đặc biệt, các đơn vị nghiêm túc thực hiện Quyết định 2194 của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch ở KCN, nhà máy, xưởng sản xuất… và chỉ đạo của Bộ Y tế về việc chủ động xét nghiệm nhanh COVID-19.

Nói về những kết quả đã đạt được, ông Trần Công Kha – Phó TGĐ VRG đánh giá cao kết quả SXKD của 3 công ty gỗ MDF trong thời gian qua. Đồng thời, đề nghị VRG Dongwha quyết liệt triển khai dự án giai đoạn 3. Nếu KCN Minh Hưng 3 không đáp ứng được về diện tích mặt bằng thì nên chuyển sang địa điểm KCN khác địa bàn tỉnh Bình Phước. Trong thời gian tới, TGĐ các công ty phải nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, bảo đảm tính minh bạch trong SXKD. HĐQT các đơn vị tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát trong các hoạt động thu mua nguyên liệu, bán hàng, tiêu thụ…

Thực hiện nghiêm phòng, chống dịch COVID-19

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia, Tập đoàn, địa phương, các công ty đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và nghiêm túc triển khai thực hiện các biện pháp, phương án và xây dựng kịch bản phù hợp để ứng phó với dịch bệnh. Các công ty đã triển khai cho người lao động cài đặt ứng dụng Bluezone, NCOVI và quét mã QR Code khai báo y tế; thực hiện các biện pháp kiểm soát nguồn lây nhiễm từ bên ngoài; khoanh vùng, truy vết nhanh để xác định người ở gần điểm dịch và cho cách ly theo dõi kịp thời.

Công nhân đóng gói sản phẩm gõ MDF tại công ty

Công nhân đóng gói sản phẩm gõ MDF tại công ty.

Xây dựng kịch bản ứng phó nhằm duy trì SXKD khi công ty có trường hợp bị F0, F1, F2 với phương châm 4 tại chỗ “Chỉ huy tại chỗ – Lực lượng tại chỗ – Phương tiện tại chỗ – Hậu cần tại chỗ”, tổ chức 3 ca, 2 kíp. Khi có trường hợp F2 thì công ty sẽ chuyển sang phương án để CB, CNV ở trong nhà máy tự cách ly và tiếp tục triển khai sản xuất… Các công ty xây dựng phương án cho CB,CNV ở lâu dài trong nhà máy, không về nhà để có thể duy trì sản xuất liên tục. Các công ty đã liên hệ địa phương và các Hiệp hội ngành gỗ về nguồn vaccine cho toàn thể nhân viên.

Chuẩn bị nhiều kịch bản sẵn sàng đối phó

MDF VRG dự kiến kế hoạch SXKD năm 2021, cụ thể: sản lượng sản xuất 23.631 m3 gỗ phôi (đạt 111% KH), 729.845 m3 gỗ MDF – MFB (đạt 99% KH); sản lượng tiêu thụ 23.631 m3 gỗ phôi (đạt 111% KH), 686.393 m3 gỗ MDF – MFB (đạt 97% KH); tổng doanh thu 3.573 tỷ đồng (đạt 105% KH), lợi nhuận trước thuế 870 tỷ đồng (đạt 131% KH).

“Tình hình dịch COVID-19 đang lan rộng ở khu vực phía Nam, đặc biệt là ở Bình Dương và Bình Phước. Khách hàng chính của công ty là ở Bình Dương. Vì vậy, nếu họ đóng cửa nhà máy hoặc nhà kho của mình, đó là rủi ro đáng kể đối với VRG Dongwha. Và nếu hoạt động logistic dừng lại ở Bình Phước sẽ gây ra khủng hoảng trong việc thu mua gỗ nguyên liệu và ván MDF giao cho khách hàng. Nếu khách hàng chính đóng cửa nhà máy tại Bình Dương, chúng tôi sẽ thay đổi doanh số bán hàng từ nhà sản xuất nội thất sang nhà phân phối” – Ông Lee Seong Young – TGĐ Công ty CP Gỗ MDF VRG Dongwha, cho biết.

Ở MDF VRG Quảng Trị vì dịch COVID-19, giá cả đầu vào nguyên liệu tháng 6 tăng vọt, như Melamine tăng gấp 3 lần so đầu năm, các nguyên liệu khác như Ure tăng 25%, gỗ… tất cả đều tăng. Ông Cao Thanh Nam – TGĐ Công ty CP Gỗ MDF VRG Quảng Trị, cho biết: Công ty đã xây dựng 2 kịch bản về hoạt động SXKD.

Kịch bản 1: Theo xu hướng tình hình SXKD 6 tháng đầu năm 2021 của công ty thì 6 tháng cuối năm kết quả sẽ tương ứng với 6 tháng đầu năm. Và kết quả năm 2021 sẽ đạt các chỉ tiêu, như: sản lượng sản xuất đạt từ 250.000 – 270.000 m3. Doanh thu trên 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 50 – 60 tỷ đồng, tiền lương bình quân 10 triệu đồng/người/tháng; nộp ngân sách Nhà nước trên 70 tỷ đồng.

Kịch bản 2: Tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh thành phải cách ly xã hội, nhiều khách hàng tiêu thụ lớn của công ty tại Miền Đông Nam bộ bị mất, không đưa hàng vào được. Thị trường tiêu thụ phía Bắc cũng ảnh hưởng nghiêm trọng nên không thể dự doán trước điều gì. Dù khó khăn công ty cũng phấn đấu đạt mục tiêu lợi nhuận tối thiểu phải 50% của 6 tháng đầu năm (khoảng 20 tỷ đồng). Quyết toán cuối năm lợi nhuận sau thuế khoảng 50 tỷ đồng so kế hoạch được duyệt 26,64 tỷ đồng. Phấn đấu tất cả các chỉ tiêu đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra.

Đối với MDF VRG Kiên Giang, nếu dịch kéo dài nguy cơ dừng hoạt động sản xuất có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động. Giá nhiều vật tư tăng cao làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất như Urea, Melamine… Ông Nguyễn Anh Tuấn – TGĐ Công ty CP Gỗ MDF VRG Kiên Giang, cho biết: Công ty đã xây dựng 2 kịch bản về hoạt động SXKD.

Kịch bản 1: Trongtrường hợp điều kiện thị trường tương tự như 6 tháng đầu năm, hoạt động không bị ảnh hưởng đáng kể bởi dịch bệnh, công ty phấn đấu hoàn thành bằng hoặc vượt mức các chỉ tiêu. Trọng tâm tổ chức tốt công tác bảo trì, bảo đảm thiết bị hoạt động liên tục, sản xuất ổn định, phấn đấu sản lượng đạt 110.000 m3 trong năm 2021. Cố gắng thực hiện hàng sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó. Tiếp tục tìm kiếm khách hàng mới. Trong trường hợp khách hàng tiêu thụ bị ảnh hưởng do COVID-19, công ty sẽ triển khai thuê kho chứa trữ ván. Lựa chọn bán hàng cho nhiều khách hàng ở nhiều nơi để trong trường hợp khu vực này bị ảnh hưởng thì có thể giao hàng cho khách hàng ở khu vực khác.

Kịch bản 2: Bị ảnh hưởng bởi COVID-19 làm gián đoạn SXKD, theo tính toán nếu dừng một ngày công ty sẽ chịu chi phí 360 triệu đồng/ngày, nếu dừng 1-2 tháng sẽ thiệt hại 10- 20 tỷ đồng. Do đó, công ty chủ động xây dựng phương án sẵn sàng trong tình huống tổ chức cho người lao động cách ly tập trung tại công ty để duy trì sản xuất. Với việc tích cực chủ động chuẩn bị, ban lãnh đạo công ty phấn đấu trong mọi tình huống vẫn phải duy trì sản xuất kinh doanh liên tục không gián đoạn, đạt kết quả cao nhất.

Máy múc đất cát, san lấp mặt bằng bên trong công trình xây dựng nhà máy

Máy múc đất cát, san lấp mặt bằng bên trong công trình xây dựng nhà máy của VRG.

Ông Huỳnh Văn Bảo – TGĐ VRG đánh giá, năm 2021 việc SXKD của 3 đơn vị tiếp tục đạt kết quả tốt. Kết quả năm 2020 cho thấy, VRG Dongwha có nguồn vốn 3.000 tỷ đồng, sản lượng gỗ MDF 730.000 m3, lợi nhuận 634 tỷ đồng; VRG Quảng Trị có nguồn vốn 1.170 tỷ, sản lượng gỗ MDF 250.000 m3, lợi nhuận 32 tỷ đồng; VRG Kiên Giang có nguồn vốn 1.100 tỷ đồng, lợi nhuận 14 tỷ đồng. Dự kiến kế hoạch năm 2021, VRG Dongwha có lợi nhuận 660 tỷ đồng, VRG Quảng Trị có lợi nhuận 33 tỷ đồng, VRG Kiên Giang có lợi nhuận 20 tỷ đồng, cao hơn so với năm 2020. Tôi thấy rằng, VRG Quảng Trị và Kiên Giang có kết quả tích cực nhưng chưa tương xứng, 2 đơn vị cần phấn đấu hơn nữa để tăng lợi nhuận.”, ông Bảo phân tích.

Ông Trần Ngọc Thuận – Chủ tịch HĐQT VRG biểu dương kết quả và chia sẻ khó khăn với 3 đơn vị trong thời gian vừa qua. “Sau cuộc họp hôm nay, Tập đoàn sẽ có văn bản gửi 3 tỉnh Bình Phước, Quảng Trị, Kiên Giang về việc hỗ trợ 3 công ty trong phòng, chống dịch và tiêm vaccine cho người lao động. Dựa trên các kịch bản đã chuẩn bị sẵn, các công ty cố gắng bảo đảm sản xuất trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp. Đặc biệt là VRG Dongwha phải có phướng án đặc biệt. 3 công ty tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, xây dựng đề án cụ thể về phát triển nguồn nguyên liệu. Đẩy mạnh phát huy mối quan hệ phối hợp, đoàn kết, nỗ lực vượt khó, tập trung mọi nguồn lực để đạt kết quả SXKD cao nhất” – ông Thuận chỉ đạo.

Anh Binh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm