3 công thức trị nám bằng cà tím đơn giản ngay tại nhà
Mẹo chọn trang phục tinh tế cho những nàng có bắp tay to / Muối có chứa chất gây nghiện
Tàn nhang là các vết đốm nâu, đen khác màu xuất hiện rải rác hoặc từng đám trên da mặt, cánh tay. Bệnh xuất hiện do nhiều nguyên nhân, tuy không làm ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại là điều khiến chị em phụ nữ cảm thấy lo ngại, phiền lòng và mất tự tin nhất mỗi khi xuất hiện. Để trị dứt điểm tàn nhang cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh từ bên trong là chủ yếu. Tại sao bạn không nghĩ rằng cà tím sẽ giúp bạn trị tàn nhang siêu hiệu quả.
Cà tím là loài cây thuộc họ cà thường được dùng để chế biến các món ăn trong gia đình. Ngoài công dụng được biết đến như nguyên liệu nấu ăn, cà tím còn là một trong những thần dược trị nám hiệu quả được lưu truyền từ xa xưa.
Ảnh minh họa.
Trong cà tím có chứa nhiều chất xơ và các vitamin như vitamin A, B, C và các nguyên tố vi lượng có khả năng xóa mờ nám và tàn nhang. Các chất này bổ sung chất dinh dưỡng cho da giúp nuôi dưỡng và tái tạo làn da hiệu quả, khiến ức chế quá trình sản sinh Melanin ngăn quá trình hình thành vết thâm nám.
Ngoài ra các dưỡng chất này giúp tăng sức đề kháng giúp da chống lại những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài khiến da khỏe mạnh hơn. Vỏ quả cà tím chứa Anthocyanin, một loại chất chống lão hóa mạnh mẽ giúp da sáng hơn, xóa mờ các đốm nâu trên khuôn mặt phái đẹp. Chính những tác dụng tuyệt vời trên mà trị nám bằng cà tím là một trong những công thức được chị em phái đem tin tưởng sử dụng nhiều nhất.
Trị nám bằng cà tím và sữa chua
Cà tím khi kết hợp với sữa chua sẽ đem lại khả năng cấp nước và dưỡng trắng vượt trội, nhẹ nhàng loại bỏ những tế bào chết, tế bào da sậm màu để làn da sạch bay thâm nám.
Nguyên liệu:
1 quả cà tím
½ hộp sữa chua không đường
Cách làm:Cà tím rửa sạch, thái nhỏ rồi xay nhuyễn. Dùng khăn lọc lấy nước cốt, bỏ phần bã. Trộn cà tím với sữa chua và khuấy đều. Thoa hỗ hợp đã trộn lên vùng da nám và để trong 15-20 phút để các dưỡng chất thấm vào da
Rửa lại mặt bằng nước sạch, nên áp dụng 2-3 lần/ tuần để hiệu quả hơn.
Trị nám bằng cà tím và chanh
Sự kết hợp giữa cà tím và chanh sẽ bổ sung các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da dưới các tác nhân bên ngoài, ngăn chặn sự hình thành của nám và xóa mờ các vết nám trên da.
Nguyên liệu:
1 quả cà tím
½ quả chanh
Cách làm:Rửa sạch cà tím, thái nhỏ rồi xay thật nhuyễn.Chanh vắt lấy nước cốt rồi trộn đều với cà tìm đã xay nhuyễn thành hỗn hợp sệt. Rửa sạch mặt rồi thoa hỗn hợp lên da mặt, thư giãn trong 15-20 phút.
Rửa lại bằng nước sạch, sau 1 – 2 tháng áp dụng các vết nám sẽ giảm rõ rệt.
Trị nám bằng cà tím và giấm táo
Trong giấm táo có nhiều axit amin và khoáng chất giúp trị nám da hiệu quả, xóa mờ các vết nám và dưỡng da trắng mịn hiệu quả hơn.
Nguyên liệu:
2 quả cà tím
1 chai giấm táo
1 bình thủy tinh
Cách làm:Rửa sạch cà tím, thái thành các lát nhỏ rồi cho vào bình thủy tinh.Đổ từ từ giấm táo vào bình thủy tinh đến khi ngập cà tím.Ngâm cà tím và dấm táo khoảng 3 ngày cho các dưỡng chất hòa với nhau.
Dùng bông hoặc cọ thoa nước giấm đã ngâm lên da mặt sau đó lấy các lát cà đã ngâm đắp lên mặt thành mặt nạ.Giữ trong 15 phút rồi rửa lại mặt bằng nước sạch.
Cách trị nám bằng cà tím trên đây là những cách đơn giản mà dễ làm giúp chị em phái đẹp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí mà an toàn với làn da. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều kiến thức giúp chị em đẩy lùi thâm nám hiệu quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?