Đời sống

5 điều bạn có thể chưa biết về khối cơ

Khi nhắc đến “khối cơ”, “tăng cơ”, nhiều người lập tức nghĩ ngay đến các hoạt động thể hình, các phòng gym, các chàng trai “6 múi”.

Một số thói quen làm giảm trí thông minh / Những lý do nên mua máy sấy quần áo

Tuy nhiên, thực tế là các khối cơ không chỉ có ý nghĩa “khỏe đẹp” với người trẻ mà là một phần quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống ở cả người lớn tuổi, đặc biệt với người ở tuổi sau 50. Rất nhiều người Việt Nam không hề biết, mất cơ là tình trạng thường xảy ra với người lớn tuổi và điều này gắn liền với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: suy giảm miễn dịch, mất khả năng tự lành vết thương… Thử khám phá 5 điều có thể bạn chưa hề biết về các khối cơ.

Người lớn tuổi nên quan tâm chăm sóc các khối cơ bằng các hoạt động thể dục và dinh dưỡng cân bằng (nguồn: Shutterstock)

1. Bạn có biết các khối cơ có liên quan đến khả năng miễn dịch của cơ thể?

Rất nhiều người liên tưởng khối cơ đến vóc dáng bên ngoài, đến sự khỏe đẹp, linh hoạt, dẻo dai. Nhưng không chỉ có vậy, khối cơ còn ảnh hưởng đến những cơ quan bên trong cơ thể, năng lượng và khả năng miễn dịch, lành vết thương...

Nghiên cứu do Abbott thực hiện chỉ ra rằng: Mất đi 10% khối cơ có thể dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch cũng như làm gia tăng các nguy cơ nhiễm bệnh. Mất đi 20% khối cơ sẽ gây ra sự suy yếu về thể chất, khiến da mỏng đi và giảm tốc độ hồi phục khi nằm viện. Trong trường hợp mất đi 30% khối cơ, cơ thể có thể bị viêm loét và mất khả năng tự lành vết thương.

Điều này giải thích vì sao ở độ tuổi 50 trở đi, việc mất đi khối cơ khiến chúng ta không chỉ mệt mỏi, yếu sức, thiếu linh hoạt mà còn dễ nhiễm bệnh, khi mắc bệnh lâu phục hồi hơn.

2. Bạn có biết từ tuổi 40, mỗi thập kỷ cơ thể mất 8% khối cơ ?

 

Có một thực tế là khối cơ sẽ mất dần theo quá trình lão hóa tự nhiên, gọi là hiện tượng “mất cơ”. Độ tuổi bắt đầu xuất hiện tình trạng mất cơ rõ nét là cột mốc tuổi 40. Từ lúc này trở đi, cứ mỗi 10 năm, cơ thể con người có thể mất đến 8% khối cơ nếu không có biện pháp ngăn ngừa. Sau tuổi 70, tỉ lệ này tăng gần gấp đôi, mất tới 15% khối cơ sau mỗi 10 năm.

Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn “mặc kệ” quá trình lão hóa, không tích cực thay đổi, thì từ 40 đến 70 tuổi, cơ thể đã mất đến 25% khối cơ so với tuổi trung niên. (Trong khi đó, đừng quên rằng chỉ cần mất đi 10% khối cơ thôi, đã có thể dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch cũng như làm gia tăng các nguy cơ nhiễm bệnh!).

Bên cạnh cột mốc tuổi, một số dấu hiệu “báo động” bạn nên quan tâm chăm sóc các khối cơ của mình là: mệt mỏi, đi chậm hơn, yếu sức, giảm cân không mong muốn, suy kiệt, ít hoạt động thể chất, nhức mỏi người.

3. Bạn có biết cơ liên quan trực tiếp đến việc dễ té ngã ở người lớn tuổi?

Không ít người thắc mắc vì sao người trẻ đi đứng rất vững vàng nhưng người sau tuổi 50 lại “lóng ngóng”, dễ té ngã, từ đó dễ gặp các chấn thương và nguy cơ gãy xương do té ngã gây ra.

 

Điều này là do các khối cơ có liên quan mật thiết đến việc giữ thăng bằng và tất cả các cử động của cơ thể. Khoảng 60% trọng lượng cơ thể là các khối cơ - nơi dự trữ hầu hết lượng đạm, giúp bảo vệ và duy trì các hoạt động và chức năng thường ngày (VD: đi bộ, leo cầu thang, cầm nắm đồ vật, thăng bằng, chuyển hóa...). Cơ càng khỏe thì rủi ro bị té ngã, gãy xương, chấn thương càng ít.

Ngược lại, nếu không chú trọng đến việc làm chậm tốc độ mất cơ do tuổi tác thì từ tuổi 50 trở đi, khi hiện tượng mất cơ xuất hiện, cơ thể sẽ mất đi sức mạnh thể chất, không còn đủ sự linh hoạt, dẫn đến khó khăn khi di chuyển, dễ mất thăng bằng.

4.Bạn có biết việc mất cơ hoàn toàn có thể được làm chậm và ngăn ngừa?

Từ tuổi 40 - 50 trở đi, tình trạng mất cơ xảy ra là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Quá trình này sẽ nghiêm trọng hơn nếu cơ thể: thiếu hụt dinh dưỡng, ít vận động hoặc bệnh tật phải nằm viện..

Tin vui là chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ và tái tạo khối cơ, làm chậm quá trình mất cơ thông qua dinh dưỡng và vận động. Những giải pháp vận động phù hợp độ tuổi như: đi bộ, yoga, tập dưỡng sinh, bơi lội… có thể giúp tăng cường sức khỏe cơ. Về dinh dưỡng, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, bổ sung đủ lượng protein, vitamin D, và HMB (beta-Hydroxy betaMethylbutyrate) sẽ giúp nuôi dưỡng khối cơ khỏe mạnh khi chúng ta bước sang tuổi 50 trở đi.

 

5. Bạn có biết rất nhiều người lớn tuổi chưa đáp ứng dinh dưỡng hàng ngày để hỗ trợ khối cơ?

Mặc dù việc mất cơ ở tuổi 50 ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất và chất lượng cuộc sống nhưng cho đến nay, ít người lớn tuổi ở Việt Nam hiểu rõ tình trạng này.

Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển của Trung tâm Dinh dưỡng Abbott Châu Á Thái Bình Dương - Low Yen Ling cho biết: “Phần lớn người trưởng thành không nạp đủ lượng dưỡng chất cần thiết được khuyến nghị để có một cuộc sống khỏe mạnh và năng động. Điều này có ảnh hưởng lớn tới năng lượng cần cho các hoạt động thường ngày, thậm chí là ảnh hưởng tới sức khỏe tổng quát của người lớn tuổi”.

Hiểu rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng cơ, thay đổi thói quen và chú trọng bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng chính là cách giúp người sau tuổi 50 có một cuộc sống khỏe mạnh, trọn vẹn hơn.

Theo laodong.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm