Đời sống

5 nhóm người không nên ăn rau mồng tơi

Rau mồng tơi rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn loại rau này.

Nên dùng rau hay thịt trước trong bữa ăn để tốt cho sức khỏe? / 8 loại nước uống vào buổi sáng tốt hơn thuốc bổ, vừa giúp thanh lọc cơ thể lại tốt cho sức khỏe

Lợi ích của rau mồng tơi với sức khỏe

Rau mồng tơi là loại rau khá phổ biến, được trồng rộng rãi ở khắp mọi nơi. Loại rau này có thể dùng để nấu canh, xào… đều rất ngon. Không chỉ dùng làm thực phẩm, nó còn có tác dụng làm thuốc trị bệnh trong y học cổ truyền.

Rau mồng tơi chứa nhiều vitamin A, C, B1, B2, PP, pectin, saponin, polysaccharide, chất đạm, chất béo, tinh bột, sắt, canxi, folate… tốt cho sức khỏe của con người.

rau-mong-toi-01

Ảnh minh họa.

Hàm lượng canxi trong rau mồng tơi khá cao, có tác dụng giúp xương và răng chắc khỏe, cải thiện cơ bắp, hệ thần kinh, ngăn ngừa loãng xương… Một khẩu phần rau mồng tơi nhỏ có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 55mg canxi.

Chất nhầy trong rau mồng tơi có tác dụng hấp thụ cholesterol. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên các chất béo từ thực phẩm sẽ không ngấm được qua màng ruột mà bị đảo thải ra ngoài. Nhờ đó, lượng cholerterol và mỡ trong cơ thể cũng được giảm xuống.

Ngoài ra, rau mồng tơi cũng khá tốt với phụ nữ mang thai và cho con bú. Loại rau này có chứa axit folic, một trong những loại vitamin B có vai trò quan trọng với phụ nữ mang thai. Nó có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi. Ngoài ra, axit folic cũng có vai trò trong việc tạo ra các tế bào mới, tăng cường sức khỏe tim mạch…

Sắt trong rau mồng tơi cũng rất có lợi cho sức khỏe của phụ nữ mang thai và cho con bú. Một phần nhỏ rau mồng tơi có thể cung cấp khoảng 0,98mg sắt. chiếm 5,4-12% lượng sắt mà cơ thể cần trong một ngày.

Những người không nên ăn rau mồng tơi

 

rau-mong-toi-02

Rau mồng tơi tuy tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có 5 nhóm người được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng loại rau này.

Người hấp thu kém

Những người đang gặp tình trạng hấp thu kém thì nên hạn chế ăn rau mồng tơi. Loại rau này chứa hàm lượng axit oxalic tương đối cao. Đây là một chất hóa học có thể liên kết sắt và canxi. Nó có thể cản trở quá trình hấp thụ các chất đinh dưỡng của cơ thể.

Người mới lấy cao răng

Rau mồng tơi dễ tạo mảng bám ố vàng trên răng do axit oxalic trong loại rau này không thể hòa tan trong nước. Vì vậy, sau khi lấy cao răng, bạn nên hạn chế xử dụng rau mồng tơi trong khoảng 1-2 tuần sau khi lấy cao răng.

 

Người bị sỏi thận

rau-mong-toi-03

Những người bị sỏi thậm không nên ăn rau mồng tơi vì loại rau này chứa nhiều purin. Khi đi vào cơ thể, purin sẽ được chuyển hóa thành axit uric và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Bên cạnh đó, axit oxalic trong rau mồng tơi có thể làm tăng nồng độ axit oxalate trong nước tiểu và có khả năng gây ra sỏi thận.

Người bị đau dạ dày

Hàm lượng chất xơ trong rau mùng tơi khá nhiều. Người bị đau dạ dày nếu ăn nhiều loại rau này có thể gặp trình trạng dạ dày khó chịu.

 

Người bị tiêu chảy

Mồng tơi có tác dụng tiêu chản, cải thiện tình trạng táo bón. Tuy nhiên, ăn quá nhiều mồng tơi có thể gây ra vấn đề tiêu chảy.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm