Đời sống

5 thói quen xấu làm phá hủy tuyến giáp, người trẻ cũng rất dễ mắc

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh tuyến giáp như di truyền, môi trường, phóng xạ,… Tuy nhiên, chính thói quen hàng ngày của chúng ta cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Dấu hiệu cảnh báo bạn có thể chết sớm từ những thói quen không ngờ / 5 thói quen khiến thị lực ngày càng kém đi, mắt mờ dần, từ người trẻ đến người già đều mắc phải

Chế độ ăn uống không lành mạnh

I-ốt rất quan trọng với cơ thể con người. Nếu ăn quá nhiều i-ốt sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho tuyến giáp và ảnh hưởng đến sức khỏe của tuyến giáp. Nhưng nếu lượng i-ốt nạp vào cơ thể không đủ sẽ khiến hoạt động bình thường của tuyến giáp bị ảnh hưởng.

Chúng ta cần kiểm soát chặt chẽ lượng i-ốt ăn vào. Thông thường thì chỉ cần 6g muối mỗi ngày là đủ. Bạn cũng không nên ăn quá nhiều hải sản như rong biển, tảo bẹ bởi hàm lượng i-ốt của chúng rất cao, tiêu thụ nhiều sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho tuyến giáp.

Người có sở thích ăn nhiều đồ dầu mỡ và cay nóng cũng không tốt cho sức khỏe tuyến giáp.

Sử dụng nhiều thực phẩm từ đậu nành

Loại thực phẩm này chứa hàm lượng lớn estrogen, tốt cho nội tiết của phụ nữ. Bên cạnh đó, đậu nành cũng chứa chất chống oxy hóa và chất béo tốt cho tim mạch. Thế nhưng sử dụng quá nhiều đậu nành lại gây ra các bệnh tuyến giáp. Trong đậu nành có chứa hàm lượng cao Isoflavone có khả năng cản trở quá trình tạo hormone tuyến giáp. Ngoài ra, đậu nành còn chứa Phytoestrogen ức chế quá trình sản sinh hormone tuyến giáp và ngăn cản cơ thể hấp thụ Iốt.

Ảnh minh họa.

Thường xuyên áp lực

Áp lực trong cuộc sống là điều khó tránh khỏi nhưng nếu bạn duy trì cảm xúc tiêu cực trong một thời gian dài thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc bài tiết hormone trong cơ thể và làm xuất hiện bệnh tuyến giáp.

Vậy nên với mỗi người, đặc biệt là nữ giới nên điều chỉnh tâm lý trong cuộc sống hàng ngày, không để tâm trạng chán nản hay tức giận kéo dài.

Sử dụng thực phẩm chứa nhiều glutein

Glutein là một loại protein có nhiều trong các loại thực phẩm như lúa mì, lúa mạch, bánh mì, bánh quy,… Chúng khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động khá vất vả. Nạp quá nhiều glutein vào cơ thể, đường ruột sẽ phải hoạt động vất vả, gây ra các phản ứng miễn dịch tự động, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp và suy giáp. Vì vậy, chế độ ăn ít glutein sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tuyến giáp.

 

Thức khuya thường xuyên

Thức khuya lâu ngày làm suy giảm trí nhớ và gây rối loạn nội tiết. Từ đó kích thích tuyến giáp dẫn đến hàng loạt bệnh lý tuyến giáp. Ban đêm là thời điểm các cơ quan khác nhau trong cơ thể cần được nghỉ ngơi. Nếu không nghỉ ngơi đầy đủ thì các cơ quan này sẽ không được phục hồi. Nếu tiếp tục hoạt động thức khuya sẽ tích tụ nhiều rác và chất thải trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của con người.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm