Ăn đồ thừa có thể gây ung thư?
6 mẹo ăn cơm không lo tăng cân / 7 thực phẩm ăn thay cơm giúp no lâu, giảm cân nhanh
1. Ăn thức ăn thừa có thể gây ung thư?
Nhiều người cho rằng để đồ ăn qua đêm sẽ tạo ra nitrit dễ gây ung thư. Trên thực tế, bản thân nitrit không phải là chất gây ung thư, nhưng sau khi ăn vào dạ dày, nó có thể phản ứng dưới tác dụng của axit dạ dày để tạo thành nitrosamine gây quái thai và ung thư.
Bản thân thực vật có chứa nitrat và nitrit. Hàm lượng nitrat trong rau lá xanh tương đối cao. Nếu rau mua về và được bảo quản lâu, nitrit cũng sẽ tăng lên. Nếu bạn để rau trong tủ lạnh từ 3-5 ngày, hàm lượng nitrit sẽ đạt đến đỉnh điểm. Vì vậy đối với rau lá xanh, tốt hơn là nên mua một lượng nhỏ và mua nhiều lần, cố gắng ăn rau tươi.
Nguy cơ sức khỏe lớn nhất của rau để qua đêm đến từ nitrit. Trong quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao, hoạt tính của men khử nitrat đã bị mất đi, thức ăn đun nóng càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu để lâu ở nhiệt độ phòng, men khử nitrat trong vi khuẩn sẽ làm tăng hàm lượng nitrit, do đó gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Viện kiểm tra chất lượng thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang từng chọn 32 loại nguyên liệu thô như rau, thịt, trứng phổ biến trên thị trường, nấu hơn 30 loại món ăn gia đình rồi để ở nhiệt độ phòng 25°C và làm lạnh ở 4°C. Họ quan sát sự thay đổi của nitrit và tổng số khuẩn lạc (tập đoàn vi khuẩn) sau các khoảng thời gian khác nhau.
Các loại rau lá
Sau khi để trong tủ lạnh trong 24 giờ, hàm lượng nitrit trong tất cả các món ăn vẫn nằm trong giá trị an toàn. Vì vậy, rau để qua đêm nếu được bảo quản đúng cách vẫn có thể ăn được. Do đó, tin đồn ăn rau để qua đêm gây ung thư là chưa có cơ sở.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là món ăn để quá 8-10 tiếng cũng có thể coi là "để qua đêm". Mặt khác, hầu hết các vitamin trong rau sẽ mất đi sau nhiều lần đun nóng, giá trị dinh dưỡng của rau cũng giảm đi rất nhiều. Vì vậy mọi người vẫn nên hình thành thói quen tốt là ăn thực phẩm tươi sống. Dù để thức ăn trong tủ lạnh cũng không được quá 24 giờ.
Ảnh minh họa
Các sản phẩm từ cá, thịt, đậu
Hàm lượng nitrit của chúng rất thấp. Một số thực phẩm nấu chín từ thịt đã qua chế biến sẽ sử dụng một lượng nhỏ nitrit làm phụ gia thực phẩm, giúp tạo màu sắc và ức chế vi khuẩn. Do đó, nhìn chung không có nguy cơ tăng nitrit trong các món thịt nấu tại nhà qua đêm.
Tuy nhiên, cá, thịt và các sản phẩm từ đậu nành đều là thực phẩm giàu đạm, lại là môi trường nuôi cấy tự nhiên ở nhiệt độ phòng, rất thích hợp cho vi khuẩn phát triển, trong đó có nhiều vi khuẩn có hại. Nếu ăn phải dễ gây viêm dạ dày, ruột và ngộ độc thực phẩm.
Gạo, mì ống và các loại thực phẩm giàu tinh bột khác
Cơm thừa cho vào tủ lạnh cũng bị mốc. Bạn cần bảo quản trong tủ lạnh tối đa một ngày, không ăn cơm thừa quá hai ngày. Ngoài ra, tinh bột gạo mới nấu sẽ bị hồ hóa để cơ thể dễ hấp thụ.
Nhưng sau khi để nguội, tinh bột trong gạo sẽ bị già đi, kể cả bạn có hâm nóng cũng không thể khiến cơm trở lại trạng thái ban đầu. Cơm sẽ trở nên khó tiêu hóa. Do đó, với người già và trẻ em có chức năng tiêu hóa kém, người mắc bệnh đường tiêu hóa, nếu ăn cơm thừa lâu ngày có thể mắc các bệnh về dạ dày.
Ngoài ra, căn bệnh ung thư là do các loại nhân tố phối hợp tạo thành, không có nghĩa là ăn đồ thừa một hai lần nhất định sẽ mắc bệnh. Nó còn liên quan tới tần suất, số lượng thức ăn thừa mà cơ thể nạp vào. Những bất thường phải xét đến liều lượng gây độc.
2. Nên làm gì với thức ăn thừa?
Các loại rau lá xanh
Sau khi đun nóng nhiều lần, rau sẽ mất vitamin nghiêm trọng và nitrit dễ dàng hình thành qua đêm.
Gợi ý xử lý: Bạn cố gắng ăn xong rau trong một bữa ăn. Nếu thừa, hãy đóng gói và làm lạnh phần thức ăn còn dang dở càng sớm càng tốt và bảo quản trong không quá 24 giờ.
Rau ăn củ
Sau khi đun nhiều lần, rau củ mất vitamin, có hàm lượng nitrat thấp hơn so với rau lá xanh và hương vị có thể chấp nhận được sau một đêm.
Gợi ý xử lý: Đóng gói và cho vào tủ lạnh càng sớm càng tốt nếu ăn không hết. Bạn có thể bảo quản được 1-2 ngày.
Thịt, trứng
Việc nấu lại thịt, trứng ít ảnh hưởng đến dinh dưỡng, nhưng các món này giàu protein có lợi cho sự sinh sản của vi khuẩn.
Gợi ý xử lý: Bạn cho vào tủ lạnh càng sớm càng tốt. Sau 24 giờ, bạn cần để đông lạnh. Thức ăn đã nấu chín cần hấp lại.
Hải sản và các sản phẩm thủy sản khác
Các axit béo không bão hòa dễ bị hỏng sau khi đun nhiều lần, và các sản phẩm của quá trình thoái hóa protein dễ dàng được tạo ra trong một đêm, có thể gây hại cho chức năng gan và thận.
Gợi ý xử lý: Cố gắng ăn hết như một bữa ăn, đóng gói và cấp đông càng sớm càng tốt nếu bạn không thể ăn hết.
Thực phẩm làm từ đậu nành
Sau khi hâm nóng, chúng không dễ bị mất đạm nhưng thực phẩm từ đậu nành đã nấu chín rất dễ bị biến chất.
Gợi ý xử lý: cố gắng ăn thành bữa, sau khi mua về bảo quản trong tủ lạnh càng sớm càng tốt.
Nấm
Sau nhiều lần đun nóng, lượng dinh dưỡng bị hao hụt không lớn và hương vị có thể chấp nhận được sau một đêm.
Gợi ý xử lý: đóng gói và cho vào tủ lạnh càng sớm càng tốt nếu ăn không hết, giữ được 1-2 ngày.
Canh
Các chất độc hại sẽ sinh ra nếu canh thừa được đựng trong nồi nhôm, nồi sắt lâu ngày.
Gợi ý xử lý: cho ít muối và các gia vị khác để giữ được lâu, cho vào hũ sành hoặc hộp giữ lạnh.
Món ăn lạnh
Sau một đêm, nhiều chất độc hại được tạo ra và không thích hợp để xử lý nhiệt.
Gợi ý xử lý: dù là thịt hay rau, hãy cố gắng ăn hết như một bữa ăn.
3. Mẹo bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Dù là loại thực phẩm nào, nếu để ở nhiệt độ phòng càng lâu thì vi sinh vật càng sinh sôi, càng kém an toàn để ăn. Cố gắng bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh khi chúng vẫn còn ấm.
Đồ đựng trong tủ lạnh không nên quá nhiều bát đĩa cũng không nên quá lớn, cố gắng sử dụng hộp giữ thực phẩm có nhẹ và mỏng, có thể đẩy nhanh tốc độ làm lạnh.
Chú ý nhiệt độ bảo quản
Nhiệt độ của tủ lạnh nên được đặt trong khoảng 0-6°C, điều này có lợi trong việc làm chậm tốc độ sinh sản của một số vi sinh vật và giảm khả năng phát triển quá mức hoặc sinh độc tố của vi khuẩn có hại trong thực phẩm.
Lưu trữ riêng
Bảo quản thực phẩm riêng biệt để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn, bảo quản chúng trong hộp sạch, kín khí hoặc bọc bát đĩa bằng một lớp màng bọc thực phẩm.
Lấy thức ăn thừa trong tủ lạnh ra, kiểm tra và ngửi trước khi ăn, hâm nóng kỹ trước khi ăn nếu không có gì bất thường. Đặc biệt là vào mùa hè và mùa thu, nếu thức ăn có màu sắc thay đổi, có đốm mốc, nhớp nháp hoặc chua, hôi và có mùi lạ khác, chứng tỏ chúng đã hỏng, không thể ăn lại được.
Trước khi ăn thức ăn thừa, hãy nấu lại chúng trong nồi ở nhiệt độ cao, đun nóng toàn bộ món ăn đến 100°C và giữ sôi trong hơn 3 phút. Nếu làm nóng món ăn bằng lò vi sóng, cần phải lật đi lật lại trong vài phút. Ăn bao nhiêu, đun nóng bấy nhiêu, tránh đun đi đun lại món ăn nhiều lần.
4. Làm thế nào để tránh thức ăn thừa?
Thỉnh thoảng bạn có thể ăn một hoặc hai bữa ăn thừa, nhưng ăn chúng luôn không tốt bằng bữa ăn tươi. Hơn nữa, bảo quản trong tủ lạnh chỉ có thể kéo dài thời gian thức ăn bị hỏng, còn vi khuẩn và các chất có hại vẫn chậm phát triển. Thức ăn thừa để trong tủ lạnh nên ăn trong vòng 1-2 ngày.
Vì vậy, một số cách để tránh thức ăn thừa là gì?
1. Giảm thiểu thời gian bảo quản rau, đặc biệt là rau lá xanh.
2. Rửa sạch bát đĩa đã đựng thức ăn thừa và đem thức ăn thừa đựng trong hộp chứa mới hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc lại để giảm lượng vi khuẩn.
3. Trước khi xếp thịt, hải sản vào ngăn cấp đông, tốt nhất nên cắt thành từng miếng nhỏ và đóng gói riêng. Điều này giúp bạn ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, tránh cấp đông, rã đông nhiều lần sẽ gây hỏng, làm mất chất dinh dưỡng của thực phẩm.
4. Đối với suất ăn đã chế biến sẵn, nếu nhận thấy trước rằng bạn sẽ không ăn hết, bạn có thể đóng gói và cho vào tủ lạnh trước khi ăn để giảm nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, nếu bạn có khả năng miễn dịch thấp như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mãn tính, ung thư hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch nên cố gắng tránh ăn đồ thừa. Nếu các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy xảy ra sau khi ăn thức ăn thừa, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến