Bỏ ngay thói quen uống nước lạnh khi đi nắng về nếu không muốn rước những mối nguy hại này
7 tác dụng “thần kỳ” của rau ngót với sức khỏe, nhưng 3 kiểu người này chớ ăn dù một miếng / Một số công dụng tuyệt vời của quả mít với sức khỏe
Nhiều người có thói quen uống nước lạnh ngay sau khi đi nắng về để giải nhiệt nhanh chóng. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong những ngày thời tiết nắng nóng, một cốc nước lạnh sẽ giúp bạn giải nhiệt nhanh chóng khi vừa mới đi ra ngoài về. Đây cũng là thói quen của rất nhiều người, kể cả người lớn và trẻ nhỏ.

Ảnh minh họa
Tuy nhiên, ít người biết rằng thói quen này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Về lâu dài có thể dẫn đến các vấn đề như viêm họng, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, giảm nhịp tim… Chính vì vậy, bạn không nên uống nước lạnh ngay sau khi đi nắng về mà nên để cơ thể nghỉ ngơi khoảng 30 phút.
Thói quen uống nước ngay khi đi nắng về gây hại gì cho sức khỏe
1. Cản trở hệ tiêu hóa

Ảnh minh họa
Theo The Health Site, nước lạnh, đặc biệt là nước đá sẽ làm co các mạch máu. Điều này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, cơ thể không hấp thụ thức ăn đúng cách, gây khó tiêu, thậm chí mất nước.
2. Giảm hiệu quả của các chất dinh dưỡng
Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C. Vì vậy, khi bạn uống nước đá, cơ thể sẽ phải tiêu hao năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
3. Tăng nguy cơ đau họng
Nước lạnh có thể gây ra sự tích tụ của niêm mạc đường hô hấp. Khi lớp niêm mạc này bị tắc nghẽn, đường hô hấp rất dễ nhiễm trùng và tăng nguy cơ đau cổ họng. Ngoài ra, nước lạnh cũng làm giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch, gây khô, rát, viêm họng.
4. Giảm nhịp tim
Các nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước lạnh kích thích các dây thần kinh phế vị. Đây là các dây thần kinh sọ não số 10 điều khiển những hoạt động không tự nguyện của cơ thể (co giật, động kinh, nhịp tim thất thường ...). Khi bị kích thích, chúng sẽ làm giảm nhịp tim, gây tăng huyết áp, đau cơ tim.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Tử vi ngày 22/2/2025 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đón tin vui, Mão nên cẩn trọng
Hoảng hốt khi thấy cánh hoa nổi lềnh bềnh trong bát canh, tôi lao vào nhà tắm và phát hiện ra sự nhầm lẫn tai hại của mẹ chồng!
Bí mật động trời dưới gối mẹ chồng: Tôi sốc nặng khi phát hiện loạt ảnh khó tin của chồng!
Tử vi cuối tuần 22-23/2: 3 con giáp cần cẩn trọng kẻo gặp xui rủi, sức khỏe sa sút
Xả tang là gì? Cần kiêng kỵ gì khi chưa xả tang?

4 con giáp may mắn nhất ngày 25 tháng Giêng âm lịch (22/2/2025)