Cây sâm đất vừa ăn vừa trị bệnh thần kỳ, trồng cực đơn giản tại nhà
Bày cách siêu đơn giản ‘xua đuổi’ nỗi sợ hãi mang tên ‘cao răng’ / Nguy hại khôn lường từ hạt hướng dương
Đặc điểm của cây sâm đất
Cây sâm đất có tên gọi khoa học là Talinum Patens. Sâm đất thuộc cây thân thảo có hoa màu hồng nở thành chùm trông rất đẹp và thu hút mọi ánh nhìn mỗi khi chúng nở.
Trước đây cây sâm đất thường mọc hoang ở khắp nơi, nhất là các vùng nông thôn nhưng ngày nay nhận biết được tác dụng tuyệt vời của cây sâm đất nên nhiều gia đình thường trồng cây này tại nhà để chữa bệnh. Ngoài tác dụng chữa bệnh cây sâm đất còn chế biến thành các món ăn hàng ngày như xào, nấu với thịt rất ngon.
Vậy kỹ thuật trồng cây sâm đất tại nhà như thế nào không phải ai cũng biết.
Dụng cụ cần thiết trồng cây sâm đất
Vốn là cây mọc hoang nên khi trồng cây sâm đất tại nhà cũng không quá khó có thể tận dụng mọi thứ xung quanh như thùng xốp, bao xi măng, khay nhựa cũ hoặc một khoảng đất trống trong vườn để trồng.
Đất trồng tốt nhất giành cho cây sâm đất
Đối với mỗi loại cây đều có đặc tính riêng về các thành phần đất trồng. Đối với cây sâm đất vì vốn là cây mọc hoang dại nên rất dễ phát triển dù không được chăm sóc kỹ hay đất giàu dinh dưỡng. Do đó, người trồng chỉ cần một phần đất bất kỳ sau đó trộn với các loại phân động vật như phân gà, phân bò, vỏ trấu hay than bùn đều được…
Nếu muốn phần đất của mình tốt hơn khi trồng cây sâm đất thì cần bón vôi trước khi tiến hành trồng khoảng một tuần đến 10 ngày. Việc bón vôi không chỉ tạo thành phần dinh dưỡng của đất mà còn có khả năng làm sạch bệnh gây hại tới cây trồng.
Cách lựa chọn giống cây sâm đất
Vì phương pháp trồng cây sâm đất bằng hạt nên trong quá trình lựa chọn hạt giống người trồng cần hết sức lưu ý lựa chọn. Trước tiên hạt giống phải đảm bảo mảy, chắc, già hạt...
Sau khi mang về muốn cho hạt nảy mầm hoàn toàn thì cần xử lý tốt trước khi gieo hạt nhưngâm trong nước ấm với tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong khoảng từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ. Sau khi ngâm xong, người trồng cần lưu ý vớt ra để cho hạt khô ráo rồi đem trồng.
Kỹ thuật trồng cây sâm đất
Nói tới kỹ thuật trồng cây sâm đất, anh Đề - chủ cửa hàng chuyên bán các loại cây giống, cây cảnh tại Tân Lập - Đan Phượng - Hà nội cho biết, trồng cây sâm đất không khó nhưng phải nắm chắc kỹ thuật mới đem lại thành công. Trước tiên, sau khi xử lý hạt giống xong người trồng chỉ cần bổ lỗ đất nhỏ khoảng 1cm rồi cho hạt sâm đất vào và lấp kín lỗ.
Cũng theo anh Đề, sau khi gieo hạt xong cần tưới nước giúp hạt có độ ẩm tuyệt đối. Nếu trường hợp gieo xong không tưới nước hạt chắc chắn sẽ khô và khó nảy mầm, điều này người trồng sâm đất cần hết sức lưu ý.
Ngoài ra, theo anh Đề, trồng cây sâm đất ngoài cách gieo hạt còn có thể trồng bằng hom. Cách trồng bằng hom hơi phức tạp nên ít người lựa chọn. Nếu lựa chọn trồng sâm đất bằng phương pháp này thì người trồng cần lưu ý nên chọn từ thân hoặc củ của cây mẹ không nên lấy phần ngọn quá non sẽ khó sống. Sau khi đã lựa chọn được cành nhánh rồi hãy tỉa bớt lá trên hom chỉ để lại vài lá. Sau đó đem hom đó giâm vào luống đến khi hom ra rễ và có thể đem đi trồng.
Sau khi tiến hành trồng xong cây sâm đất yếu tố đầu tiên cần nghĩ tới đó chính là nước tưới. Mặc dù đây là cây dễ phát triển nhưng nếu thiếu nước nó cũng nhanh chóng héo úa và chết, do đó phải tưới nước thường xuyên trong những ngày đầu tiên trồng cây sâm đất.
Yếu tố thứ 2 cũng không thể thiếu đó là bón phân. Bởi phân chính là nguồn dinh dưỡng nuôi cây phát triển nếu không bón cây sẽ nhanh còi cọc và đổ bệnh không thể phát triển được. Phân bón cho cây sâm đất rất đơn giản, người trồng có thể tận dụng được nếu có vườn VAC nuôi vịt, gà, bò hay than bùn...
Thu hoạch cây sâm đất
Trồng cây sâm đất rất nhanh được thu hoạch nhưng cũng tùy vào mức độ chăm sóc sẽ khiến cây phát triển nhanh. Tuy nhiên khi quan sát cây cao khoảng 20 đến 30cm là đã có thể thu hoạch được.
Tác dụng chữa bệnh của cây sâm đất
Trồng cây sâm đất ngoài lấy rau ăn còn có thể lấy hoa, quả, thân hay củ để làm cây thuốc chữa bệnh cực hiệu quả. Nói tới tác dụng chữa bệnh của cây sâm đất, theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), cây sâm đất có tính hàn, vị hơi đắng, cay. Củ sâm đất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, long đờm, có tác dụng trị liệu như giảm đau, sưng trong viêm khớp… Chính bởi tác dụng này mà từ lâu nhiều người thường lấy củ sâm đất ngâm rượu uống; lá nấu canh ăn giúp giải nhiệt cơ thể, làm mát gan.
Ngoài ra, theo lương y Trung, củ sâm đất cũng có khả năng ngăn chặn bệnh tiểu đường, chống viêm, chống dị ứng và đặc biệt là có thể chống được cả ung thư. Không chỉ có vậy, cây sâm đất còn có thể dùng để đắp lên vết thương, nốt mụn mủ rất hiệu quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn