Miền Tây mùa nước nổi: Cá linh mùa lũ, nhưng có mấy loại cá linh?
Cá chim sốt gừng sả thơm ngon cho ngày se lạnh / Về Đồng Tháp ngắm lá sen khổng lồ, thưởng thức lẩu cá linh hấp dẫn
Cá linh-sản vật mùa nước nổi ở miền Tây. Ảnh: IT.
Cá linh mùa nước nổi ở miền Tâyđược nhắc đến thường có 2 loại. Đó là cá linh ống và cá linh rìa. Nhiều nơi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long còn nhắc tới thêm 1 loại cá linh nữa-đó là cá linh cám. Tuy nhiên, các tài liệu và hình ảnh về loại cá linh cám này rất sơ sài và loại cá linh cám thường được nói tới đối với những người làm nghề “hạ bạc”-nghề đánh bắt thủy sản mùa nước nổi ở miền Tây.
Cá linh ống-loại cá linh phổ biến nhất ở miền Tây mùa nước nổi. Ảnh: IT.
Có một điều thú vị, dù chia ra làm mấy loại cá linh, nhưng đầu mùa lũ (bắt đầu từ rằm tháng 7 âm lịch) khi lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông qua biên giới Việt Nam-Campuchiatràn về miền Tây theo các ngã sông đầu nguồn tỉnh An Giang, Đồng Tháp mang theo từng đàn cá linh thì lúc này không phân biệt được loại cá linh nào với cá linh nào. Lúc này, người dân bắt cá linh đều gọi chung các loại cá linh là cá linh non.
Khi theo dòng nước lũ từ sông Mê Kông qua biên giới Việt Nam-Campuchia về tới các huyện đầu nguồn tỉnh An Giang, Đồng Tháp thì tất cả các loại cá linh đều gọi chung là cá linh non. Ảnh: VTV.
Người dân vùng đầu nguồn như ởAn Giang, Đồng Thápnói, trong hành trình theo nước lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông về đến miền Tây cá linh vừa đi vừa đẻ, vừa đi vừa lớn. Cá linh đầu mùa về đếncác tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp có kích thước như cái đầu đũa. Nước tràn, cá linh từ sông vào đồng và lớn rất nhanh. Lúc này mới phân biệt được đâu là cá linh rìa, đâu là cá linh ống.
Cá linh rìa thường hiếm gặp, ít phổ biến hơn trong mùa lũ ở miền Tây. Ảnh: IT
Mùa nước nổi ở miền Tây thường chỉ đánh bắt được nhiều loại cá linh ống, bởi loại cá linh này chiếm tỷ lệ “áp đảo” so với loại cá linh rìa. Và khi nói tới đặc sản cá linh thì hiển nhiên là đang nói tới cá linh ống. Các đàn cá linh từ thượng nguồn sông Mê Kông theo nước lũ về miền Tây cũng phần lớn là cá linh ống. Những hình ảnh về cá linh trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng phần lớn đều là cá linh ống.
Cá linh đi theo đàn và kiếm ăn ngầm nên để bắt loài cá này có nhiều cách, trong đó có đặt dớn, đăng... Ảnh: Danviet.
...hoặc có thể dùng chài để quăng bắt cá linh trên đồng nước nổi. Ảnh: IT
Còn cá linh rìa hiếm gặp hơn, tỷ lệ ít hơn có thân hình hơi dẹp, 2 bên hông có lằn vảy màu sậm đen. Cả 2 loại cá linh ống, cá linh rìa đều lớn lên theo con nước. Năm nào miền Tây lũ về sớm, nước lớn thì cá linh cũng về nhiều. Cả 2 loại cá linh ống, cá linh rìa đều có tập tính sống và đi theo thành đàn. Thức ăn của cả 2 loại cá linh trong nước lũ chính là rong rêu ngầm. Cũng vì tập tính này mà những dân làm nghề “hạ bạc” ở miền Tây bao đời nay chuyên bắt cá linh bằng đăng đó, giăng lưới, đặt dớn, cất vó hay là đóng đáy giữa sông.
Cùng với cá linh, bông điển điển mùa lũ là những sản vật mùa nước nổi ở miền Tây. Ảnh: Danviet.
Cùng với bông điên điển nở vàng ruộm ở những cánh đồng tràn nước, bông súng ma, các loại thủy sản mùa lũ, cá linh rất dân dã, nhưng là một phần không thể thiếu của mùa nước nổi ở miền Tây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng trút giận sau hành động tàn nhẫn của mẹ chồng: Câu cảnh báo khiến bà tái mặt
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
Tôi mới phát hiện ra ngâm đũa trong loại nước này cả đời không sợ bị mốc, đáng tiếc là hầu như không ai hiểu được điều này
Mẹ chồng cho 50 triệu tổ chức sinh nhật cháu nội và nỗi buồn xé lòng của cô con dâu khi xem lại những thước phim
Bão tố gia đình: Nàng dâu sốc nặng khi mẹ chồng đến chơi, quà tặng đặc biệt khiến cô "kinh hồn bạt vía" muốn trào nước mắt
Cú điện thoại định mệnh: Đề nghị của mẹ chồng cũ khiến cuộc sống tôi lật sang trang mới