Đời sống

Ngoài nấu canh và bún riêu nếu khéo chế biến cua đồng bạn có thể chữa được vô khối bệnh

Cua đồng cũng là một vị thuốc quý trong Đông y. Nếu sử dụng đúng cách, chúng có thể chữa được vô vàn bệnh mà không cần phải đụng vào một viên thuốc nào.

Ăn nhiều mận nhiều vải, các mẹ nhớ uống món nước này để không bị mọc mụn vì nóng nhé! / Mùa vải nhất định không thể bỏ qua món trà vải hoa hồng ngon đẳng cấp

Cua đồng – Món ăn ngon giải nhiệt mùa hè được Đông y trọng dụng

Vào những ngày hè nóng nực, oi bức này, nếu được thưởng thức cơm trắng với một bát canh cua đồng mồng tơi, cùng vài quả cà pháo muối giòn tan thì thực sự không còn gì ngon lành hơn. Những bữa ăn của bạn không còn uể oải, ngán ngẩm do tiết trời oi bức kéo dài nữa.

Nhưng bạn có biết, cua đồng cũng là một vị thuốc quý trong Đông y. Nếu sử dụng đúng cách, chúng có thể chữa được vô vàn bệnh mà không cần phải đụng vào một viên thuốc nào. Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, cua đồng có tên là điền giải, có vị mặn, tính hàn, hơi độc, có tác dụng sinh phong liền gân nối xương; dùng trị nhiệt tà, bạt độc, trừ ghẻ lở và máu kết cục…

c1

Cua đồng cũng là một vị thuốc quý trong Đông y.

Loài cua đồng mà Đông y thường dùng làm thuốc bao gồm các họ như Potamidae, Graspidae, Parathelphusidae. Tại Việt Nam, thường gặp nhất là cua đồng có tên khoa học Somanniathelphusa sinensis sinensis H.Milne - Edwards thuộc họ Parathelphusidae.

Trong cuốn Lĩnh nam bản thảo, Hải Thượng Lãn Ông ghi lại: "Điền giải là tên gọi cua đồng. Ngọt lạnh, ít độc hay sinh phong. Nối gân, tiếp xương, chữa phong nhiệt. Trừ mụn độc lở, huyết kết thông". Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng nói: "Điền giải có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, hơi độc, tác dụng liền gân, nối xương, trị nhiệt tả, ngộ độc, máu kết cục, lở ghẻ"…

c3

Bên cạnh việc nấu canh cua, nấu bún riêu cua… ăn giải nhiệt, cua đồng có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…

Những bài thuốc, món ăn chữa bệnh từ cua đồng cực hữu ích vào mùa hè

 

Bên cạnh việc nấu canh cua, nấu bún riêu cua… ăn giải nhiệt, cua đồng có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Một số bài thuốc chữa bệnh từ món ăn quen thuộc này được chuyên gia gợi ý như sau:

- Chữa hoa mắt chóng mặt: Thịt cua đồng 100g, đậu phụ 50g, cà chua 2 quả, hành hoa, mùi tàu, có thể thêm thịt băm, gia vị vừa đủ nấu canh riêu cua ăn mỗi tuần vài lần sẽ đánh bay chứng bệnh này.

c2

Trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo.

- Chữa ho tức ngực, nhiều mồ hôi: Thịt cua đồng 100g, hoa bí 150g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn, mỗi tuần vài lần.

- Chữa chứng phiền nhiệt khó ngủ: Thịt cua đồng 100g, hoa lý 150g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn thường xuyên.

 

- Chữa sang thương huyết ứ, gân xương yếu, khó ngủ, "trúng phong" yếu tê liệt, mụn nhọt, mụn trứng cá, hạch kết, bướu cổ, vảy nến do huyết ứ: Thịt cua đồng 100g, rau nhút 150g, khoai sọ 100g, hành khô gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

c4 copy

- Đau tim, đau đầu, ngực sườn, phụ nữ đau bụng kinh, gân xương yếu, trĩ, táo bón, phù thũng các chứng phong tê do huyết nhiệt huyết ứ: Thịt cua đồng 100g, rau đay 100g, rau mồng tơi 50g, hành, gừng gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

- Đau răng, đau lợi do vị nhiệt: Cua đồng nấu với mướp đắng, ăn hàng ngày. Đồng thời dùng phương thuốc: hoàng cầm 10g, chi tử 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, đinh lăng 16g, bồ công anh 16g, chân cua đồng (sao vàng) 20g, cam thảo 10g, bạch thược 12g, bạch mao căn 16g, khổ qua 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần.

- Nóng nhiệt mùa hè: Thịt cua đồng, rau đay, mướp hương, gia vị vừa đủ nấu canh ăn thường xuyên.

 

Theo helino.ttvn.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm