Đời sống

Sốc khi biết những gì thực sự có để làm nên kẹo cao su

Ít ai biết rằng, kẹo cao su yêu thích mà nhiều người sử dụng hàng ngày được làm từ một chất phụ gia gây sốc: lanolin, một loại sáp nhờn trong da của cừu. Chất này cũng được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da.

Rau húng - thần dược cho sức khỏe mà ít ai ngờ tới / 4 đồ uống cho sức khỏe khi trời chuyển lạnh

Lanolin thường được sử dụng để tạo lớp nền cho kẹo cao su và không liệt kê thành phần trên bao bì vì nó đã được tiêu chuẩn hóa, theo tờ The Sun. Ngoài chất nền, kẹo cao su còn có chất làm mềm, chất làm ngọt và hương liệu được sử dụng để tạo ra sự yêu thích.

Các chất làm mềm được sử dụng phổ biến nhất được làm từ hóa chất glycerol, có nguồn gốc từ nhựa thông gỗ, cũng như dầu thực vật. Lanolin, một chất chiết xuất từ ​​da cừu, là một thành phần phổ biến trong kẹo cao su để tạo độ bóng cho kẹo cao su. Tiếp đó là đường. Một số thương hiệu sử dụng aspartame như một chất thay thế ít calo và tiết kiệm giá thành, vì nó ngọt hơn đường 200 lần nên chỉ cần một lượng rất nhỏ aspartame.

Theo Mayo Clinic, mặc dù nói chung, chất làm ngọt nhân tạo an toàn tương đối đối với người khỏe mạnh, nhưng vẫn có cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh các vấn đề sức khỏe lâu dài tiềm ẩn mà chúng có thể gây ra.

Sốc khi biết những gì thực sự có để làm nên kẹo cao su ảnh 2

Lanolin được chiết xuất từ da cừu là một chất phụ gia không được ghi trong thành phần của kẹo cao su.

Trang web của Mayo Clinic cho biết : “Một số nghiên cứu về việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo hàng ngày, lâu dài cho thấy mối liên hệ với nguy cơ đột quỵ, bệnh tim và tử vong nói chung cao hơn .Trong khi đó, nghiên cứu bổ sung đang được thực hiện để xem các chất thay thế đường ảnh hưởng đến ruột như thế nào.”

Mayo Clinic lưu ý: “Các nhà nghiên cứu đang kiểm tra xem liệu chất thay thế đường có ảnh hưởng đến cảm giác thèm đồ ngọt, cách mọi người cảm thấy đói và cách cơ thể quản lý lượng đường trong máu hay không”.

Một thành phần kẹo cao su khác là chất bảo quản butylated hydroxytoluene, được gọi là BHT, cũng có liên quan đến ung thư, mặc dù chỉ trong các nghiên cứu trên động vật và với liều lượng cao hơn nhiều so với liều lượng mà con người thường ăn vào, Healthline đưa tin.

Tuy nhiên, theo Healthline, nhai kẹo cao su không đường, đặc biệt là kẹo cao su làm từ xylitol, có thể ngăn ngừa vi khuẩn xấu gây sâu răng, nhưng không nên quá lạm dụng. Một nghiên cứu trên tạp chí Khoa học Nhi khoa phát hiện ra rằng, việc nhai kẹo cao su quá mức là nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Một vấn đề khác có thể xảy ra do nhai quá nhiều kẹo cao su là chứng rối loạn khớp thái dương hàm, hay TMJ, ảnh hưởng đến việc nối xương hàm với hộp sọ.

 

Ngoài đau mãn tính, viêm cơ hàm, đau răng và tai, việc nhai kẹo cao su còn có thể gây ra chứng đau nửa đầu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm