Hỗ trợ doanh nghiệp

61% doanh nghiệp Việt đứng ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn về khả năng đầu tư thiết bị, công nghệ do thiếu vốn.

VASEP: Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nên bình tĩnh, không hạ giá / Mỗi tháng có 8,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh việc thúc đẩy sản xuất thông minh là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây cũng là giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh, nằm trong Chương trình 712 nâng cao năng suất chất lượng của Chính phủ do Bộ KH&CN làm đầu mối triển khai.

Khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, có tới 61% doanh nghiệp Việt còn đang đứng ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn về khả năng đầu tư thiết bị, công nghệ do thiếu vốn.

Một số doanh nghiệp có khả năng đầu tư thì lại hạn chế về thông tin và nguồn nhân lực vận hành hệ thống sản xuất thông minh.

"Mỗi thời điểm khác nhau doanh nghiệp sẽ có tiếp cận các nguồn lực khác nhau, tuy nhiên từ trước đến nay chúng ta chưa để ý đến một yếu tố đó là tri thức ở bên trong doanh nghiệp và thông qua đào tạo sẽ giúp cho quá trình quản trị tri thức chuyển biến ra bên ngoài", bà Hoàng Anh - chuyên gia tư vấn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ KH&CN nói.

Đang còn nhiều thách thức triển khai sản xuất thông minh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ảnh minh họa - Dân trí.

Dựa vào nền tảng là các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến để tăng năng suất chất lượng, các doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng kế hoạch để thúc đẩy sản xuất thông minh, thông qua việc bố trí nguồn nhân lực, tài chính và cơ sở hạ tầng.

Bà Vũ Thị Tú Quyên - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ KH&CN cho biết: "Sẽ xây dựng lộ trình cũng như những giải pháp cụ thể giúp các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về sản xuất thông minh hiện nay trên thế giới cũng như xây dựng chiến lược sản xuất thông minh cho các doanh nghiệp trong các nước ASEAN".

"Doanh nghiệp cần tích cực tham gia các hoạt động đào tạo đặc, biệt là các chương trình đào tạo mới về năng suất dựa trên nền tảng khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo dựa trên chuyển đổi số và các công cụ sản xuất thông minh", ông Hà Minh Hiệp - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ KH&CN nói.

Theo các chuyên gia, với Việt Nam, sản xuất thông minh là hướng đi khá mới mẻ và cần có những cơ chế chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy để tiếp cận công nghệ mới trong quản lý, sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm