Bàn giải pháp mới hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh thời COVID-19
'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / JICA ký khoản vay 75 triệu USD tài trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ lãnh đạo
Đại dịch COVID-19 đã khiến cho thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức lớn gây ra nhiều mối đe dọa, tràn ngập áp lực trong đời sống, kinh tế - xã hội và nhiều hệ lụy khác.
Hiện nay, trên toàn cầu, các nhà kinh tế phải đối mặt với một thực tế mới, đó không chỉ là một cuộc khủng hoảng về sức khỏe, sinh mạng con người mà còn gây ra một sự suy thoái kinh tế chưa từng có. Nhiều tập đoàn, công ty của các nước trên thế giới bị vỡ nợ, đóng cửa, lao động thất nghiệp… Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc đầu tư nghiên cứu, phát triển của doanh nghiệp trong hội nhập.
Các quốc gia lớn nhất thế giới như Hoa Kỳ có hơn 5.800 doanh nghiệp nhỏ, tương đương 43% phải đóng cửa. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực khách sạn, bán lẻ, dịch vụ cá nhân, giải trí và nghệ thuật bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đồng thời khối doanh nghiệp Châu Âu có hơn 5.016 doanh nghiệp vừa và nhỏ đều bị rơi vào thế bế tắc. Riêng Việt Nam, khoảng 90.000 doanh nghiệp gần như giải thể và nhiểu tập đoàn, tổng công ty cũng gặp nhiều khó khăn do đại dịch này gây ra.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, Việt Nam nằm trong số các quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi COVID-19 trên cả khía cạnh kinh tế và sức khỏe. Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhiều quốc gia trong việc phát triển thị trường xuất khẩu và phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, công nghệ nhập khẩu từ các nước trên thế giới.
Ảnh hưởng của COVID-19 đã tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua.
Trên bối cảnh đó, ngày 24/10/2021 Trung tâm nghiên cứu phát triển Thương hiệu Việt phối hợp cùng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề “Diễn biến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời COVID-19”. Hội thảo nhằm chia sẻ, động viên và giúp các doanh nghiệp tìm ra giải pháp mới để phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế trong doanh nghiệp.
Bà Phan Thị Mỹ Yến, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phát triển thương hiệu Việt đánh giá cao hội thảo lần này với rất nhiều chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư cùng hàng chục lãnh đạo doanh nghiệp tham dự, thể hiện sự quan tâm rất cao của các chuyên gia, doanh nghiệp vào giai đoạn cả nước đang từng bước phục hồi kinh tế sau ảnh hưởng của dịch COVID-19.
“Hội thảo nhằm chia sẻ, động viên và giúp các doanh nghiệp tìm ra giải pháp mới để phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế trong doanh nghiệp. Hội thảo hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp nhận diện rõ hơn những khó khăn, thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra. Theo đó, doanh nghiệp sẽ chủ động có những chiến lược “biến nguy thành cơ” sớm ổn định sản xuất kinh doanh vượt lên khó khăn và phát triển bền vững”, bà Mỹ Yến cho hay.
Chia sẻ tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định trong việc ban hành, triển khai các chính sách giúp giảm nhẹ tác động của dịch bệnh và đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu kép. Tuy nhiên, thực tế triển khai đã cho thấy một số bất cập, trong khi đại dịch COVID-19 chưa có tiền lệ, gây sức ép lớn về thời gian và khối lượng công việc ban hành các chính sách.
Chính vì thế, vấn đề đặt ra là chúng ta cần quyết tâm thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát và đẩy lùi COVID-19, nhất là tại khu vực động lực, thành phố lớn, các địa phương có nhiều khu công nghiệp. Đẩy mạnh chiến lược tiêm vaccine, sử dụng tổng hợp mọi nguồn lực để sớm có vaccine phòng COVID-19 tiêm miễn phí cho toàn dân, phấn đấu đạt tỷ lệ tiêm chủng 70% tổng dân số trong thời gian sớm nhất.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho biết cần củng cố nhận thức về bối cảnh “bình thường mới” cũng là điều quan trọng, bởi khả năng dịch COVID-19 còn tồn tại trong một thời gian dài và tiếp tục tác động đến kinh tế - xã hội ngay cả khi tỷ lệ tiêm vaccine trong nước đạt 100%.
Trong các thách thức cho giai đoạn tiếp theo, cần lưu ý thách thức liên quan đến rủi ro về lạm phát đến từ tác động của các gói kích thích kinh tế ứng phó COVID-19 của nhiều quốc gia; tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và đình trệ sản xuất, suy thoái toàn cầu vẫn chưa thể khắc phục ngay trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo