Hỗ trợ doanh nghiệp

Chính phủ hiện có 3 nghị quyết lớn hỗ trợ doanh nghiệp

(DNVN) - Ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn, cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ hiện đang có 3 nghị quyết lớn.

Vietjet chi hơn 10 tỷ USD mua thêm 50 máy bay và dịch vụ bảo dưỡng / 10 tháng có hơn 78.000 doanh nghiệp giải thể

Ông Nguyễn Văn Phụng đưa ra thông tin trên tại hội thảo “Các giải pháp và chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp (DN) phát triển và đẩy mạnh hội nhập” do Tạp chí Tài chính tổ chức mới đây.
Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, đó là: Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020; Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử; Nghị quyết số 19/NQ-CP các năm 2014, 2015, 2016, 2017 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, định hướng đến năm 2020.
Ông Phụng khẳng định, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN lớn (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính) đã thực hiện nhiều giải pháp khá cụ thể để cải cách thể chế, chính sách, thủ tục hành chính với những ứng dụng về CNTT trong cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế và thực hiện công khai minh bạch các thủ tục hành chính thuế.

Liên quan tới nỗ lực trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Bộ Tài chính, ông Trương Huỳnh Thắng, đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) cho biết thêm, để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã khẩn trương ban hành Kế hoạch hành động với 32 giải pháp được cụ thể hóa thành 54 sản phẩm đầu ra nhằm mục tiêu bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của DN, giảm chi phí kinh doanh và cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho DN.
Tính đến 10/9/2018, Bộ Tài chính đã hoàn thành 100% kế hoạch đối với các nhiệm vụ của 8 tháng đầu năm 2018.
Ngoài ra, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều nội dung cải cách đồng bộ, toàn diện, hướng tới cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính (TTHC), tạo thuận lợi cho DN như: Đẩy mạnh cải cách thể chế trong lĩnh vực tài chính với cách làm sáng tạo và linh hoạt; Đổi mới phương thức quản lý từ tiền kiểm, sang hậu kiểm (tuy có tăng áp lực, trách nhiệm lên cơ quan quản lý nhưng tạo thuận lợi cho người dân và DN); Hiện đại hóa quản lý ví dụ như áp dụng hệ thống thông quan điện tử tự động VNACSS/VCIS trong lĩnh vực Hải quan, hệ thống kê khai nộp thuế điện tử.
Những nỗ lực cải cách của Bộ Tài chính đã đóng góp quan trọng vào cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và được xã hội, cộng đồng DN đánh giá cao.
Tuy nhiên, theo chuyên gia, Bộ Tài chính phải tiếp tục rà soát, kiến nghị cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, trên cơ sở đó kiến nghị sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với thực tiễn triển khai.
Nói về giải pháp nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh cho DN trong bối cảnh hội nhập, TS Nguyễn Viết Lợi, Viện tưởng Viện chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, thời gian tới cần thực hiện tốt các luật về thuế đã được Quốc hội thông qua nhằm giúp DN thực hiện chính sách một cách hiệu quả; bổ sung quy định DN sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết sau 12 tháng hoặc 4 quý thì được hoàn thuế giá trị gia tăng để DN tích tụ vốn đưa vào sản xuất.
TS Nguyễn Viết Lợi cho biết thêm, đối với lĩnh vực thuế, hải quan cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế; ban hành chế độ quản lý rủi ro đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng thanh tra/kiểm tra về thuế; triển khai đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin; tiếp tục sửa đổi quy định về hồ sơ hoàn thuế, phần mềm hỗ trợ tự động xây dựng báo cáo hồ sơ hoàn thuế...
PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm