Hỗ trợ doanh nghiệp

Chuyển giá trốn tránh thuế bao giờ hết đất sống

Chiêu trò chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến thời điểm này vẫn là điều đáng lo ngại. Nghị định 132/NĐ-CP vừa ban hành với các quy định mới về giao dịch liên kết tại Việt Nam (có hiệu lực trong tháng 12/2020) liệu có triệt tiêu được “đất sống” của vấn nạn này.

Doanh nghiệp ASEAN tìm hướng đi sau 'bão' COVID-19 / Vietravel ưu đãi nhiều gói du lịch hấp dẫn nhân kỷ niệm 25 năm thành lập

Cách đây 2 năm, Kiểm toán Nhà nước từng đề nghị Tổng cục Thuế có biện pháp truy thu số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) giai đoạn 2009 - 2013 là 575 tỷ đồng đối với Unilever (100% vốn nước ngoài). Phía Unilever không đồng ý với số tiền truy thu trên.

Vẫn lo “chiêu trò” của khối ngoại

Cho đến giữa năm nay, ở một hội thảo bàn về nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vốn nước ngoài (FDI) và vai trò của Kiểm toán Nhà nước, trường hợp của Unilever lại tiếp tục được nhắc đến.

HINH-3103-1605518835.jpg

Nạn chuyển giá trốn tránh thuế ở các DN FDI vẫn là nỗi lo lớn.

Thời điểm nêu trên, đại diện Kiểm toán Nhà nước khu vực 4 cho biết dù sau 2 năm làm việc nhưng DN này vẫn đề nghị chờ quyết định của Chính phủ vì cho rằng có sự không thống nhất trong chính sách đầu tư và thuế thu nhập DN.

Và có thể Unilever sẽ không được hưởng các ưu đãi về thuế khi đã tiến hành đầu tư mở rộng tại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2013. Bởi lẽ, giai đoạn này pháp luật không ưu đãi thuế thu nhập DN với các hoạt động đầu tư mở rộng.

Nêu lại vấn đề trên vì có nhiều ý kiến cho rằng các chính sách ưu đãi về thuế nên có sự chọn lọc hơn để nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI. Nhất là tránh lợi dụng kẽ hở về ưu đãi thuế để giảm thuế thu nhập phải nộp.

Bởi thực tế đang có rất nhiều DN FDI hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực và trên nhiều địa bàn đang nhắm đến những kẽ hở trong ưu đãi thuế để trốn tránh thuế.

Riêng 9 tháng đầu năm 2020, cơ quan thuế đã tiến hành thanh kiểm tra 263 DN, truy thu, truy hoàn và phạt 525 tỷ đồng; trong đó có 177 DN FDI, số thuế truy thu các DN này khoảng 442 tỷ đồng.

 

Trong Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2020 do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP - Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng có lưu ý chính sách thuế (như ưu đãi thuế) có vai trò quan trọng quyết định đến động cơ và hành vi trốn và tránh thuế của các DN.

Gánh nặng thuế càng lớn thì mức độ chuyển dịch lợi nhuận (trốn và tránh thuế) càng lớn. Nhất là các công ty đa quốc gia có nhiều cơ hội, và do vậy là trốn và tránh thuế nhiều hơn so với khu vực DN trong nước.

Theo báo cáo này thì tỷ suất lợi nhuận (ROA và ROE) khai báo của các DN thuộc khu vực FDI có xu hướng thấp hơn hẳn so với các DN trong nước bất chấp việc họ có những yếu tố thuận lợi hơn về thị trường, công nghệ, hay có mức độ thâm dụng vốn thấp hơn hẳn khu vực DN nhà nước.

Ước tính trung bình trong giai đoạn 2013 – 2017, mức thuế thất thu do hành vi trốn và tránh thuế mỗi năm dao động trong khoảng 13,3 – 20,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 6,4 – 9,9% số thu thuế Thu nhập DN. Những con số này lớn gấp khoảng 3 – 4 lần con số vi phạm phát hiện hàng năm bởi các cơ quan quản lý.

Chờ hiệu quả của chính sách mới

 

Trong đó, mức thất thu thuế mỗi năm từ khu vực FDI có thể lên tới 8,0 – 9,0 nghìn tỷ đồng (4,0 – 4,5% số thu thuế Thu nhập DN), còn từ khu vực ngoài nhà nước có thể lên tới 10,5 nghìn tỷ đồng (5% số thu thuế Thu nhập DN).

Ngoài ra, theo đánh giá từ cơ quan chức năng thì nhiều DN FDI liên tục khai báo lỗ trong khi tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh.Hiện tượng các DN FDI kê khai, báo lỗ, chiếm khoảng 50% tổng số DN FDI đang hoạt động trên cả nước. Trong đó có nhiều nguyên nhân, nhưng phải kể đến hành vi “chuyển giá”.

Theo Kiểm toán Nhà nước, 50% tổng số DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kê khai lỗ. Riêng Tp.HCM có tới gần 60% doanh nghiệp FDI thường xuyên kê khai lỗ trong nhiều năm. Thực tế này gây thất thu ngân sách hàng chục ngàn tỉ đồng.

Chính vì vậy, nhằm ngăn chặn tình trạng thất thu thuế như trên, giới chuyên gia đã khuyến nghị là trong chính sách thuế của Việt Nam nên tiếp tục duy trì và cải thiện những chính sách hiện có, đồng thời nghiên cứu triển khai những chính sách mới đang được áp dụng rộng rãi và khuyến cáo bởi các nước phát triển và các tổ chức quốc tế.

Những chính sách đó có thể bao gồm: Dần thắt chặt trần chi phí lãi vay được khấu trừ thuế của các công ty có giao dịch liên kết; các quy định nhằm chống xói mòn cơ sở thuế và chống vốn mỏng; bãi bỏ các ưu đãi thuế thái quá

 

Hoặc chẳng hạn như với Nghị định 132/2020 (được ban hành vào đầu tháng 11/2020 và có hiệu lực từ tháng 12/2020) nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi chuyển giá, được cho là nhiều quy định mới phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế tại Việt Nam.

Với việc cả nước có khoảng 16.500 DN có quan hệ liên kết, 8000 DN phát sinh giao dịch liên kết, trong đó thì khoảng trên 70% là DN FDI, cho nên việc ban hành mới Nghị định 132 được cho là rất cần thiết và khắc phục các bất cập.

Và điểm mới là nghị định này không phân biệt DN có vốn đầu tư trong nước hay DN FDI trong việc chống chuyển giá. Nghị định 132 được cho là kế thừa những nội dung đã được quy định tại Nghị định số 20, sửa đổi và bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc sửa đổi một số điều để đảm bảo rõ ràng, minh bạch hơn.

Như chia sẻ của ông Đặng Ngọc Minh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thuế, Nghị định 132 cũng mở rộng đối tượng loại trừ áp dụng quy định giới hạn chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm