Hỗ trợ doanh nghiệp

Cộng đồng DNVVN phải thực sự trở thành chủ thể, là những người được thụ hưởng EVFTA

DNVN - "Chúng ta cần phải thống nhất với nhau để có kế hoạch hành động nhằm mang lại lợi ích cụ thể để cộng đồng DNVVN phải thực sự trở thành chủ thể, là những người được thụ hưởng EVFTA. Để làm được điều đó, chính quyền địa phương các cấp phải luôn đồng hành và bám sát những đòi hỏi yêu cầu của quá trình thực thi FTA này để hỗ trợ cộng đồng DN"...

Vietnam Report công bố 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam / Doanh nghiệp xăng dầu sắp niêm yết trên HOSE có thu hút nhà đầu tư?

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã nhấn mạnh như vậy trong bài phát biểu khai mạc tại Hội nghị trực tuyến “Hỗ trợ doanh nghiệp SMEs tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFTA” do Bộ Công thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) tổ chức sáng 05/6/2020.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, với hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do và khung khổ hội nhập cả song phương và đa phương mà Việt Nam đã đàm phán ký kết, phê chuẩn và tổ chức triển khai thì ngày nay chúng ta đã có những khung khổ hội nhập đã rất hoàn chỉnh và toàn diện và luôn đón bắt kịp thời với những xu thế phát triển chung của thế giới, đồng thời tạo điều kiện phát triển cho đất nước và cho nền kinh tế của chúng ta có thể chủ động ứng phó với các xu thế phát triển và ứng phó với những nguy cơ, tác động mà tình hình đang ngày càng phức tạp chung trên thế giới. Trong bối cảnh đó, những FTA thế hệ mới mà chúng ta đã có như CPTPP và mới đây nhất là EVFTA mà hôm nay chúng ta đang bàn đến có thể nói là những điểm nhấn và là những lợi ích cuối để hoàn chỉnh chiến lược hội nhập.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu khai Hội nghị.
Đối với EVFTA, Bộ trưởng cho rằng đây là lần đầu tiên chúng ta đạt tới tỉ lệ ưu đãi cao nhất trong số các đối tác thương mại của Việt Nam. Theo đó, ngay trong vòng 7 năm đầu tiên khi thực thi Hiệp định, việc cắt giảm thuế quan cho các mặt hàng sản phẩm của Việt Nam sang EU lên tới 97%.
Bên cạnh đó, những thuận lợi về cải cách thế chế và cơ chế hợp tác song phương sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho chúng ta trở thành và khẳng định vị thế trung tâm của khu vực trong việc thu hút đầu tư để tiếp tục cải thiện trình độ công nghệ, trình độ nguồn nhân lực, năng suất lao động. Thêm vào đó là những cơ hội tham gia vào tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng mới đang bị đứt gãy do covid-19 và những tình huống mới trong bối cảnh chung của khu vực và toàn cầu. Công nghệ, nguồn vốn tín dụng cũng như mở cửa thị trường của EU cùng với lao động và nền kinh tế của Việt Nam trong vị thế mới, đang có sức bật mới, tăng trưởng nhanh và bền vững sẽ cho phép chúng ta cộng hưởng để tạo ra chuỗi giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng mà Việt Nam và EU đang kỳ vọng.
Chính vậy, Việt Nam đã trở thành một trong những đối tác đang phát triển đầu tiên của EU được lựa chọn đàm phán ký kết FTA. Và đến ngày hôm nay quá trình hoàn thành các thủ tục pháp lý để phê chuẩn Hiệp định đang được thực hiện.
"Trong buổi làm việc này dưới sự chủ trì của Bộ Công Thương và Hiệp hội DNVVN, đại diện các địa phương, doanh nghiệp sẽ có điều kiện để đi sâu hơn nữa vào những vấn đề cụ thể liên quan đến Hiệp định, quá trình thực thi Hiệp định nhưng cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ là nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta cần phải triển khai. Chúng ta cần phải thống nhất với nhau để có kế hoạch hành động nhằm mang lại lợi ích cụ thể để cộng đồng DNVVN phải thực sự trở thành chủ thể, là những người được thụ hưởng FTA này. Để làm được điều đó, chính quyền địa phương các cấp đặc biệt là các cơ quan chức năng sẽ phải luôn đồng hành và bám sát những đòi hỏi yêu cầu của quá trình thực thi FTA này để hỗ trợ cộng đồng DN", người đứng đầu Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Chia sẻ lý do tổ chức sự kiện hôm nay, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Bộ Công Thương lựa chọn và đề nghị Hiệp hội DNNVV tổ chức hội nghị này vì trên thực tế chúng ta đã có nhiều FTA, khung khổ hội nhập song phương và đa phương, quá trình chúng ta triển khai thực thi các FTA này đã đạt được kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi cũng bộc lộ ra một số bất cập và tồn tại mà đặc biệt là đối với cộng đồng DN và DNNVV thì còn rất nhiều tồn tại mà các cơ quan quản lý nhà nước phải rút kinh nghiệm. Trong đó, có thể nói đến khả năng tiếp cận nắm bắt về khía cạnh thông tin pháp luật, các nội dung của Hiệp định và đặc biệt là từ các nội dung cam kết của các bên tham gia. Các cơ hội và trách nhiệm và hiểu biết đầy đủ về quá trình tổ chức thực thi dưới góc độ chủ thể của quá trình thực hiện, của đối tượng thụ hưởng dường như vẫn còn có khoảng cách giữa các cơ quan trực tiếp quản lý, tổ chức thực hiện với các cơ quan cùng tham gia. Hơn thế nữa, đối với cộng đồng DN.
Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, có tỷ lệ DNNVV chiếm 97%, có thể thấy được yêu cầu và đòi hỏi lớn như thế nào. Vì vậy, Bộ Công Thương thực hiện rất nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng, của Chính phủ đã xây dựng một cách chủ động Kế hoạch hành động của Chính phủ để chuẩn bị cho việc thực thi FTA này.
Bộ Công Thương cũng chủ động tổ chức triển khai từng bước để tổ chức thực thi ngay khi Hiệp định còn đang trong quá trình hoàn tất hồ sơ phê chuẩn. Kỳ vọng và mong muốn của Bộ Công Thương là EVFTA phải được khai thác, tổ chức thực hiện với hiệu quả cao nhất cho đất nước, nhân dân đặc biệt là cộng đồng DN trong đó có DNNVV - trái tim của nền kinh tế đất nước.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh bày tỏ mong muốn, các đại biểu thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp tham dự hội nghị có những trao đổi thiết thực để đạt được mục tiêu kế hoạch cũng như việc cần thiết cho việc khai thác các cơ hội dành cho DN.
Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm