Hỗ trợ doanh nghiệp

Đà Nẵng: Doanh nghiệp “3 tại chỗ” thiếu nguồn cung thực phẩm cho “7 ngày ở yên”

DNVN - Theo BQL Khu Công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng, việc triển khai “3 tại chỗ” của các doanh nghiệp trong thời gian thực hiện “ở yên tại chỗ 7 ngày” theo chủ trương của TP Đà Nẵng đang nhiều khó khăn trong việc dự trữ lương thực, thực phẩm cung ứng cho người lao động, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có số lượng lao động đông.

'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Công an Đà Nẵng hướng dẫn kiểm tra, xử lý người dân ra ngoài khi không cần thiết

Chiều 15/8, BQL Khu Công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng tiếp tục có báo cáo gửi Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng về tình hình các doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao, Khu Công nghệ thông tin tập trung và các KCN triển khai chuẩn bị thực hiện Quyết định 2788/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng bổ sung quy định “ở yên tại chỗ 7 ngày” vào các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Các doanh nghiệp "3 tại chỗ" đang gặp khó về nguồn lương thực, thực phẩm cung ứng cho người lao động trong 7 ngày ở yên tại chỗ

Các doanh nghiệp "3 tại chỗ" đang gặp khó về nguồn lương thực, thực phẩm cung ứng cho người lao động trong "7 ngày ở yên".

Tại Quyết định 2788/QĐ-UBND (ngày 14/8), Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các cơ sở sản xuất trong Khu Công nghệ cao và các KCN chỉ được bố trí tối đa 30% số người làm việc; phải đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ” (làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ”) và nơi làm việc, nơi sản xuất phải được xem là một điểm cách ly, tuân thủ tuyệt đối quy định “5K”.

BQL Khu Công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng cho hay, theo báo cáo của các doanh nghiệp, có 110 doanh nghiệp với tổng số lao động 9.985 người sẽ triển khai thực hiện “3 tại chỗ” theo Quyết định 2788/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, bắt đầu từ ngày 16/8/2021.

Trong đó, KCN Hòa Khánh có 38 doanh nghiệp với 5.486 lao động; KCN Hòa Cầm có 17 doanh nghiệp với 1.370 lao động; KCN An Đồn có 23 doanh nghiệp với 1.283 lao động; KCN Hòa Khánh mở rộng có 4 doanh nghiệp với 215 lao động; KCN Liên Chiểu có 10 doanh nghiệp với 964 lao động; KCN Dịch vụ thủy sản 14 doanh nghiệp với 323 lao động và Khu Công nghệ cao 4 doanh nghiệp với 344 lao động.

Tuy nhiên đối với việc triển khai “3 tại chỗ” của các doanh nghiệp thì việc cung ứng lương thực, thực phẩm cho người lao động trong vòng 7 ngày đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có số lượng lao động đông.

Do vậy, BQL Khu Công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng đề xuất UBND TP Đà Nẵng có phương án bố trí các điểm mua bán thực phẩm hoặc giải pháp khác về cung ứng lương thực, thực phẩm cho các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” tại Khu Công nghệ cao và các KCN trên địa bàn TP.

“Theo báo cáo của các doanh nghiệp thì hiện nay việc chuẩn bị lương thực để dự trữ tại doanh nghiệp, phục vụ cho thực hiện “3 tại chỗ” đang gặp nhiều khó khăn khi nguồn cung hạn hẹp do nhân dân đang thu mua, tích trữ thực phẩm ở các điểm bán trên địa bàn TP” – ông Trần Văn Tỵ, Phó BQL Khu Công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng cho hay.

Mặt khác, theo ông Trần Văn Tỵ, việc cấp Giấy nhận diện phương tiện chở hàng hóa (hiện do Công an TP cấp, còn các giấy do Sở GTVT cấp hết hiệu lực từ 8h ngày 16/8) cũng chưa được hướng dẫn. Đây là hai vướng mắc chung của các doanh nghiệp trước thời gian thực hiện Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 14/8/2021 của UBND TP Đà Nẵng.

Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm