Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp logistics cần chính sách đầu tư hấp dẫn hơn

Để phát triển dịch vụ hậu cần, chính quyền cần tạo ra các chính sách đầu tư hấp dẫn cùng với sự hợp tác tốt hơn giữa các cơ quan hải quan, cửa hàng và các dịch vụ khác.

Hơn 680.000 doanh nghiệp dùng dịch vụ khai, nộp thuế điện tử / Tình trạng buôn lậu, sản xuất hàng giả ảnh hưởng đến doanh nghiệp chân chính

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Thanh Hân, giám đốc công ty Gennuine Partner Group về giải pháp tăng cường sự tham gia của nguồn vốn tư nhân trong các dự án hạ tầng logistics.

logistics

Doanh nghiệp khuyến nghị cần tạo ra các chính sách đầu tư hấp dẫn cùng với sự hợp tác tốt hơn giữa các cơ quan liên quan (Ảnh minh hoạ)

Được biết, hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển đang chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật, trong đó có thể kể đến như Luật Thương mại 2005, Nghị định số 140/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh dịch vụ cảng biển và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ cảng biển hay Luật Đầu tư năm 2014.

Tuy nhiên, theo một kết quả nghiên cứu được Bộ Công thương tài trợ thực hiện, công bố kết quả báo cáo đầu tháng 1 vừa qua đã chỉ ra rằng, vẫn thiếu các cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ cảng, chủ tàu, chủ hàng và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hải nói chung, đặc biệt là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long mạnh dạn đầu tư phát triển để tăng cường khả năng kết nối trong vận tải đường thủy nội địa…

Bên cạnh đó, báo cáo này cũng chỉ ra, các doanh nghiệp logistics có nhu cầu vốn lớn để đầu tư trang thiết bị, hệ thống kho bãi, phương tiện vận tải, kể cả vốn đầu tư dành cho công nghệ thông tin nhằm giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh là một vấn đề lớn đặt ra.

Điều này cũng đã phần nào lý giải nguyên nhân vì sao các doanh nghiệp logistics Việt Nam mới chủ yếu đảm nhiệm toàn bộ vận tải nội địa, từ khai thác cảng, vận tải bộ, đại lý thủ tục hải quan, đến khai thác kho bãi, dịch vụ kho.

Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu đang có xu hướng ngày càng gia tăng, giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh, ông Nguyễn Thanh Hân, giám đốc công ty Gennuine Partner Group đã đề xuất: “Để phát triển dịch vụ hậu cần, chính quyền cần tạo ra các chính sách đầu tư hấp dẫn cùng với sự hợp tác tốt hơn giữa các cơ quan hải quan, cửa hàng và các dịch vụ khác”.

 

Theo đó, trước tiên cần hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý nhà nước về logistics.

Cụ thể, hoàn thiện khung chính sách về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư phát triển, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP).

Theo đó, xây dựng ban hành Luật PPP nhằm tạo hành lang pháp lý cho phát triển ngành công nghiệp logistics, ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi cao hơn cho các địa phương, đặc biệt là các tỉnh trong nhóm đang phát triển nhưng có chỉ số cạnh tranh PCI cao.

Ngoài ra, theo tìm hiểu một số chuyên gia, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn cầu lớn vá các chính sách ưu đãi hợp lý, doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng tham gia vào các dự án đầu tư hạ tầng logistics.

Theo DĐDN
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm