Hỗ trợ doanh nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp "vượt bão" COVID-19: Sao cho đúng và trúng?

Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tính từ đầu năm đến này có khoảng 12.000 doanh nghiệp đóng cửa mỗi tháng.

Chính phủ đồng ý giảm giá tiền điện đợt 3 hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 / Thừa Thiên Huế: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp

Nhanh hơn, công bằng hơn

Tại Tọa đàm "Doanh nghiệp bản lĩnh vượt khó COVID-19", Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư Phan Đức Hiếu cho rằng dưới tác động của dịch bệnh "sức khỏe" của doanh nghiệp sẽ yếu đi theo thời gian.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê mới công bố cho thấy, 5 tháng đầu năm 2021, có 59.800 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy trung bình mỗi tháng có gần 12.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt bão COVID-19: Sao cho đúng và trúng? - Ảnh 1.

Tác cộng của COVID-19 đến doanh nghiệp Việt Nam (Ảnh: TTXVN)

Ông Hiếu cho rằng hiện câu chuyện đã khẩn cấp hơn rất nhiều và chúng ta cần phải có ngay những giải pháp trong một thời gian ngắn.

Đi sâu hơn vào các chính sách hỗ trợ, theo Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư, các gói hỗ trợ thời gian qua đã vô tình bỏ qua đối tượng là nông dân sản xuất hàng hóa.

"Điều này thể hiện qua đợt dịch ở Hải Dương, người nông dân bị ảnh hưởng rất lớn. Trong tư duy của chúng ta, doanh nghiệp là đối tượng cần hỗ trợ. Nhưng chúng ta cần mở rộng ra tất cả những đối tượng sẽ bị tác động bởi đại dịch. Các đối tượng trong chính sách hỗ trợ mới cần phải được tính toán kỹ hơn", ông Hiếu nói tại buổi tọa đàm.

Tiếp đó, ông Hiếu nhấn mạnh các gói hỗ trợ phải tiếp cận theo hướng công bằng hơn, tiêu chí dễ dàng hơn, thực sự thiết thực cho doanh nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt bão COVID-19: Sao cho đúng và trúng? - Ảnh 2.

Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư Phan Đức Hiếu

 

Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư lấy ví dụ như trong ngành may, doanh nghiệp bỏ ra rất nhiều nỗ lực để giữ nhân viên. Nhưng chính sách hỗ trợ trước lại dựa trên tiêu chí số lượng lao động mất đi mới được hỗ trợ. Điều này đi ngược lại nỗ lực của doanh nghiệp. Và nó khiến cho một số doanh nghiệp sa thải bớt lao động để có thể hương ưu đãi

"Nếu chúng ta mạnh dạn giảm thuế, miễn thuế VAT hoặc hỗ trợ doanh nghiệp chi phí phòng chống dịch thì sẽ công bằng hơn cho các doanh nghiệp đang tiếp tục trụ vững trong dịch COVID-19", ông Hiếu đề xuất.

Cần mở rộng ra tất cả những đối tượng bị tác động bởi đại dịch

Làm nhiều, hưởng nhiểu?

 

Trong một quan điểm khác góp ý về việc xây dựng chính sách hỗ trợ do tác động của dịch bệnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Sunhouse – Nguyễn Xuân Phú cho rằng mức độ đóng góp của chính doanh nghiệp là tiêu chí đặc biệt quan trọng.

Ông Phú lấy ví dụ ở nhiều nước khi xét việc hỗ trợ họ căn cứ trên số lượng lao động đóng bảo hiểm, số thuế doanh nghiệp, thuế VAT… của mỗi doanh nghiệp. Điều này cũng khuyến khích doanh nghiệp phải minh bạch, đóng thuế đầy đủ cho nhà nước

Song tại nước ta, ông Phú cho rằng dường như chúng ta đi ngược lại với cách làm trên.

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt bão COVID-19: Sao cho đúng và trúng? - Ảnh 4.

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Sunhouse – Nguyễn Xuân Phú

"Chúng ta đang đi hỗ trợ cho những doanh nghiệp khó khăn, vô hình chung khuyến khích cho họ khó khăn. Thậm chí đẩy họ vào gian dối, trong khi có những đơn vị đóng thuế đủ lại bị đóng cửa", Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Sunhouse nêu quan điểm.

 

Từ thực tế này, ông Phú cho rằng cần chia 2 nhóm quỹ hỗ trợ. Thứ nhất là bản thân các doanh nghiệp trong những khu vực bị phong tỏa cần được hỗ trợ ngay theo mức đóng góp của họ vào ngân sách bởi vì đây là quyền lợi đáng được hưởng. Còn thứ hai là hỗ trợ các đối tượng khó khăn có thể từ một quỹ riêng.

Bên cạnh đó, trong các chính sách hỗ trợ mới cần chia nhóm các doanh nghiệp.

Đầu tiên là nhóm doanh nghiệp lớn chiếm 80% nguồn thu ngân sách. Theo ông Phú, nhóm doanh nghiệp cần những hỗ trợ chính sách đặc thù hơn là hỗ trợ về tiền bạc, như: Hỗ trợ mở cửa thị trường, hỗ trợ họ đón các đoàn chuyên gia nước ngoài, hỗ trợ các điều kiện để mở rộng sản xuất…

"500 doanh nghiệp đứng đầu cả nước nếu nhận được chính sách hỗ trợ hiệu quả có thể còn tạo hiệu ứng lan tỏa tạo công ăn việc làm cho những công ty vệ tinh. Họ cần hỗ trợ bằng chính sách ngoài những hỗ trợ bằng tiền", ông Phú cho biết.

Thứ hai là nhóm doanh nghiệp vừa – đa phần là doanh nghiệp vệ tinh cho những doanh nghiệp lớn. Ông Phú đề xuất việc giãn, hoãn thuế…

 

Cuối cùng là những doanh nghiệp siêu nhỏ. Theo ông Phú, những doanh nghiệp này chỉ có 1 con đường sống, và trong trường hợp giãn cách xã hội hay khoanh vùng thì cần có hỗ trợ trực tiếp ngay dựa trên đóng góp của họ.

"Nếu áp dụng điều này, tương lai họ sẽ cố gắng minh bạch vì tin rằng về sau khó khăn sẽ được Chính phủ hỗ trợ", ông Phú nói.

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt bão COVID-19: Sao cho đúng và trúng? - Ảnh 5.

Gần 60.000 doanh nghiệp đóng cửa sau 5 tháng đầu năm 2021.

Song ông Phú nhấn mạnh rằng Chính phủ quản lý trên nhiều lĩnh vực rộng lớn, nên các doanh nghiệp cần trước tiên phải quan niệm rằng "tự chủ động cứu mình là chính". Điều này có thể thực hiện bằng cách xây dựng nhiều kịch bản ứng phó từ xấu nhất, đến xấu vừa vừa tùy vào đặc thù của ngành mình, từ đó tìm ra các giải pháp hiệu quả nhất.

Mức hỗ trợ cần dựa trên mức đóng góp của chính doanh nghiệp đó

 

Cơ chế vừa chống dịch, vừa sản xuất?

Cùng quan điểm với ông Phú, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 – Thân Đức Việt cũng cho rằng cần phải chia rõ gói hỗ trợ cũng như đối tượng được hưởng hỗ trợ.

Ông Việt lấy ví dụ trong năm 2020, gói hỗ trợ quan trọng nhất là gói 60.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người lao động, nhưng đến nay Công ty May 10 chưa tiếp cận được gói này.

"Nguyên nhân là bởi gói này yêu cầu doanh nghiệp phải có doanh thu giảm 30%, và lượng lao động giảm 50%, nhưng nếu đáp ứng các tiêu chí này, thì doanh nghiệp của chúng tôi đã đóng cửa rồi", ông Việt cho biết.

 

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt bão COVID-19: Sao cho đúng và trúng? - Ảnh 7.

Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 – Thân Đức Việt

Bên cạnh việc chia gói hỗ trợ và đối tượng cần hỗ trợ, ông Việt cho rằng các gói hỗ trợ nên tập trung vào các doanh nghiệp có khả năng hồi phục. Và cần hỗ trợ sao cho xứng đáng để họ có thể hồi phục và kéo nền kinh tế tăng trưởng. Ông Việt nhấn mạnh vào những doanh nghiệp "sếu đầu đàn" để tạo ra hiệu ứng lan tỏa dẫn dắt các doanh nghiệp khác.

Ngoài ra, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cũng cho rằng những chính sách hỗ trợ mới cần căn cứ trên những điều kiện thực tế.

"Câu chuyện của năm 2021 rất khác so với năm 2020. Năm trước, khi bị ảnh hưởng bởi CCOV-19, công ty bị chặt đứt nguồn cung và cầu, bởi 90% sản phẩm của chúng tôi là xuất khẩu tới thị trường Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Quý 2 năm ngoái chúng tôi phải dừng sản xuất do đối tác dừng đơn hàng, bị đọng vốn ở nguyên vật liệu và tiền lương lao động.

Năm nay, nghành may có một câu chuyện lại ngược lại là có quá nhiều đơn hàng và làm không hết", ông Việt thông tin.

 

Điều đáng chú ý là theo ông Việt, nói là lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19 thất nghiệp tăng nhưng thực sự ngành may và một số ngành nghề khác như điện tử hay da giày không tìm được lao động.

"Chúng tôi thiếu lao động để hoàn thành các đơn hàng xuất khẩu", ông Việt nói.

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt bão COVID-19: Sao cho đúng và trúng? - Ảnh 8.

Theo ông Việt, hiện quy định chống dịch rất chặt chẽ, nhưng chưa tháo gỡ cho doanh nghiệp về cách thức cụ thể để làm sao vẫn sản xuất được trong bối cảnh chống dịch bệnh.

"Hiện chúng tôi vẫn đang yêu cầu 200 lao động dạng F2, F3 ở nhà, nhưng nếu kéo dài, sẽ rất khó để chúng tôi duy trì sản xuất, bởi may mặc là làm theo thời vụ, giao hàng tính theo ngày chứ không còn theo tuần.

Chính phủ nên có những hướng dẫn chi tiết hơn tại các Chỉ thị 15,16, 19 cho các doanh nghiệp", ông Việt đề xuất.

 

Bao giờ có gói hỗ trợ lần 2?

Tại buổi Họp báo Chính phủ tháng 4 vừa qua khi được hỏi những hỗ trợ doanh nghiệp và người dân thời gian tới trong bối cảnh tác động của làn sóng COVID-19 thứ 4, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng không nên dùng khái niệm "gói", thay vào đó là là tập hợp các giải pháp của các ngành, các lĩnh vực khác nhau để hướng tới một mục tiêu chung là hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19.

Về tiến độ của các giải pháp, theo Thứ trưởng Phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 2/2021 đã có văn bản xây dựng đề cương, dự kiến ​​một số giải pháp, yêu cầu các bộ liên quan, có ý kiến ​​với các giải pháp Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất và gửi lại Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

Trong quá trình này, hoạt động tích cực, chủ động của các bộ phát huy hiệu quả tốt, trên cơ sở kiểm tra các giải pháp đạt được trong năm 2020 để đề xuất các giải pháp mới, các kiến ​​nghị trong năm 2021.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm