Hỗ trợ doanh nghiệp

Hòa Bình: Cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững

(DNVN) - Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp hỗ trợ, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 4.000 DN.

Khánh Hòa: Một doanh nghiệp kêu cứu Thủ tướng vì bị hành / Google cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tải miễn phí "Doanh nghiệp của tôi"

Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia phát triển DN
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 4.000 doanh nghiệp; số doanh nghiệp, HTX hoạt động hiệu quả tăng gấp 2 lần so với năm 2015, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hòa Bình tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phát triển doanh nghiệp.
Theo đó, các thủ tục liên quan đến hoạt động doanh nghiệp và người dân đang được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, thời gian cấp mã số cho doanh nghiệp thành lập mới bình quân 2,1 ngày làm việc; bổ sung thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không quá 2 ngày và có nhiều doanh nghiệp thực hiện trả kết quả trong ngày.
Thời gian giải quyết thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư còn khoảng 30 ngày; thẩm định nhu cầu sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phê duyệt quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng đối với các dự án đầu tư bằng 3/4 thời gian so với quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư sớm đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; thủ tục thông quan xuất, nhập khẩu hàng hóa đối với xuất khẩu không quá 14 ngày, nhập khẩu không quá 13 ngày; thời gian tiếp cận điện năng dưới 33 ngày.
Cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực thuế, duy trì công tác kê khai, nộp thuế điện tử đạt 100% đối tượng nộp thuế. Giảm thời gian thanh tra thuế còn bình quân 8 ngày, tương đương với 64 giờ/đơn vị, thời gian kiểm tra thuế 4,5 ngày, tương đương 36 giờ/đơn vị, hạn chế việc kiểm tra chồng chéo. Công tác thanh, kiểm tra doanh nghiệp thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ, giảm phiền hà cho doanh nghiệp, tránh trùng lặp các cuộc thanh tra, một doanh nghiệp không bị kiểm tra quá 1 lần/năm…

Kết quả đáng khích lệ
Với những nỗ lực trên, số lượng các doanh nghiệp, dự án đầu tư vào Hòa Bình tăng qua các năm. Từ năm 2016 đến ngày 30/6/2018, trên địa bàn tỉnh đã có 912 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đăng ký thành lập mới. Lũy kế đến ngày 30/6/2018, trên địa bàn tỉnh có 2.973 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 27.753 tỷ đồng (2.655 doanh nghiệp có kê khai nộp thuế).
Toàn tỉnh có 33.150 hộ kinh doanh cá thể thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều hộ kinh doanh cá thể có đủ điều kiện chuyển thành doanh nghiệp và được hỗ trợ chuyển đổi sẽ góp phần phát triển số doanh nghiệp thành lập mới đến năm 2020.
Ảnh minh họa. (Nguồn: HBĐT)

Ảnh minh họa. (Nguồn: HBĐT)

Đến ngày 30/6/2018, toàn tỉnh có 518 dự án đăng ký đầu tư, trong đó 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với số vốn đăng ký 502 triệu USD và 482 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 66.387 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tốc độ phát triển doanh nghiệp còn chậm, tỷ lệ người dân/doanh nghiệp của Hòa Bình còn rất thấp. Doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh chiếm 98%. Doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ trọng lớn, hoạt động chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước. Hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước và dân doanh còn thấp. Ít doanh nghiệp quy mô lớn, hoạt động đa ngành nghề với trình độ tổ chức quản lý, khoa học công nghệ hiện đại. Rất ít doanh nghiệp vươn ra liên kết, mở rộng thị trường, hoạt động ở các tỉnh khác và ngoài nước. Môi trường đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh chưa được cải thiện. Dự án đầu tư đã đăng ký nhưng triển khai thực hiện chậm so với cam kết chưa được khắc phục.
Do vậy, tỉnh Hòa Bình tập trung chỉ đạo các ngành và địa phương thực hiện các giải pháp cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ và thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả điều hành, tăng cường cơ chế phối hợp, đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và người dân.
Tăng cường đối thoại, giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho các doanh nghiệp, HTX, nhà đầu tư triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả; hỗ trợ doanh nghiệp và người dân được tiếp cận với các cơ chế, chính sách, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh; phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng.
Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh tự nguyện liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác hoặc hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhằm tạo mối liên kết kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị phát triển các thành phần kinh tế...
N.Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm