Hỗ trợ doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp đối diện nguy cơ không thể kéo dài “3 tại chỗ”

DNVN - Mô hình “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 địa điểm” được đại diện nhiều doanh nghiệp phản ánh đã phát sinh nhiều bất cập nên rất khó có thể áp dụng dài ngày. Việc nhiều ca F0 xuất hiện trong các nhà máy đã khiến doanh nghiệp và người lao động rất bất an, lo lắng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất.

Không được kiểm tra xe có QR Code vận chuyển hàng hóa / Ngành Thuế cảnh báo việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh (HUBA) ngày 31/7 vừa tổ chức chương trình cà phê doanh nhân lần thứ 57 với chủ đề: "Giải pháp hỗ trợ sản xuất lưu thông ổn định và phòng chống dịch COVID-19".

Tại chương trình, vấn đề về mô hình “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 địa điểm” được đại diện nhiều doanh nghiệp phản ánh đã phát sinh nhiều bất cập nên rất khó có thể áp dụng dài ngày. Việc nhiều ca F0 xuất hiện trong các nhà máy đã khiến doanh nghiệp và người lao động rất bất an, lo lắng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất.

Cụ thể, ông Đoàn Võ Khang Duy, Phó Chủ tịch hội Cơ khí điện TP Hồ Chí Minh cho biết, việc áp dụng mô hình “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 địa điểm” trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp dù đã phát huy hiệu quả tốt khi doanh nghiệp có được lợi ích kép, chuỗi sản xuất không bị gián đoạn, mọi hoạt động đều ở trong nhà máy, không lo lắng dịch bệnh xâm nhập, tuy nhiên mô hình này chỉ được áp dụng trong thời gian tối đa 30 ngày.

Bởi lẽ, các nhà máy khi thiết kế và xây dựng chỉ dành riêng cho sản xuất, chế biến và thông thường là phục vụ cho người lao động chỉ 1 bửa/ngày. Khi thực hiện “3 tại chỗ” thì số bửa ăn tăng lên, người lao động buộc phải ở lại công ty và bắt buộc phải xét nghiệm COVID-19 theo định kỳ trong thời gian dài khiến doanh nghiệp không thể chịu nổi bởi chi phí duy trì quá cao.

Chi phí để doanh nghiệp triển khai "3 tại chỗ" tăng nhiều lần với bình thường.

Chi phí để doanh nghiệp triển khai "3 tại chỗ" tăng nhiều lần với bình thường.

“Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện “3 tại chỗ” không có đủ nguồn nhân lực hoạt động như trước đó, chưa kể chi duy trì “3 tại chỗ” hiện nay quá cao bởi ngoài chi phí mua các vật dụng như đồ sinh hoạt, thuốc men, vật tư y tế, thuốc sát trùng khử khuẩn nhằm phục vụ ăn ở cho người lao động, doanh nghiệp còn lo ăn uống và xét nghiệm COVID-19 định kỳ cho tất cả các thành viên đã khiến chi phí đội lên rất nhiều. Về lâu dài doanh nghiệp không thể trụ nổi”, ông Duy cho hay.

Không chỉ vậy, theo Phó Chủ tịch hội Cơ khí điện TP Hồ Chí Minh, thời gian qua mặc dù nhiều doanh nghiệp sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 địa điểm” rất nghiêm ngặc khi toàn bộ người lao động không được đi hay tiếp xúc với bên ngoài, thế nhưng vẫn xuất hiện nhiều ca F0 bên trong nhà máy. Điều này đã khiến rất nhiều công nhân làm việc tại những công ty khác trở nên hoang mang, lo lắng. Do đó đã có rất nhiều công nhân tại các nhà máy xin nghỉ việc.

“Thực hiện “3 tại chỗ” trong thời gian này thật sự rất khó khăn khi doanh nghiệp luôn phải động viên, chăm sóc sức khoẻ cả vật chất lẫn tinh thần cho người lao động. Thế nhưng việc nhiều ca FO xuất hiện bên trong nhà máythời gian qua đã khiến người lao động rất hoang mang, chưa kể có nhiều tin giả trên mạng xã hội đã khiến tâm lý của họ bị ảnh hưởng.

Doanh nghiệp chỉ cấm người lao động không ra khỏi nhà máy, nhưng khi họ xin nghỉ việc thì doanh nghiệp không thể ngăn cản. Hiện doanh nghiệp đã khiến nhân lực, việc xin nghỉ của công nhân càng khiến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn lúc nào hết”, ông Đoàn Võ Khang Duy nhấn mạnh.

Doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ cho công nhân mong được tháo gỡ khó khăn hiện tại để hoạt động sản xuất duy trì.

Doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ cho công nhân mong được tháo gỡ khó khăn hiện tại để hoạt động sản xuất duy trì.

Để khắc phục những bất cập khi áp dụng “3 tại chỗ”, ông Duy cho rằng chính quyền TP Hồ Chí Minh cần đưa ra những giải pháp linh hoạt trong thời điểm này. Theo đó, giải pháp cho người lao động được trở về nơi ở như trước đây sau khi tiêm vaccine cần được xem xét áp dụng. “Và đều này chắc chắn phải có sự quản lý giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Có như vậy mới giảm tải được gánh nặng mà doanh nghiệp đang đối mặt thời gian qua”, ông Duy nói.

Tại chương trình cà phê doanh nhân, đại diện các doanh nghiệp cũng kiến nghị cần tháo gỡ khó khăn trong khâu vận chuyển hàng hoá giữa các địa phương với TP Hồ Chí Minh, khẩn trương tiêm vaccine cho người lao động. Bên cạnh đó cần có những chính sách như hỗ trợ vốn, giãn nợ, gia hạn nợ cho doanh nghiệp trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay.

Ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch TP Hồ Chí Minh cho biết, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã khiến “sức khoẻ” của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trong. Thời gian qua, thành phố đã đưa ra nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp khỏi nhưng khó khăn.

Theo ông Hoan, thời gian tới thành phố sẽ tiếp tục đưa ra các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động đồng thời sẽ giải quyết nhanh việc tiêm vaccine cho người lao động tại các doanh nghiệp. Để từ đó, bảo đảm kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo tồn tại của doanh nghiệp trong và sau dịch.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm