Hỗ trợ doanh nghiệp

Tăng cường hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNVN - Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 124/QĐ-BTC về Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Tài chính năm 2024.

Cần giải pháp mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, tạo cú bật mới tăng trưởng kinh tế / Chi hội doanh nghiệp Lạc Dương, Lâm Đồng: Phát huy lợi thế, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương "tăng tốc"

Tại Quyết định số 124/QĐ-BTC, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị thuộc bộ hỗ trợ cho các doanh nghiệp được tiếp cận thông tin pháp luật, các quy định của pháp luật tài chính chính xác, kịp thời, đầy đủ và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời, việc tiếp cận đảm bảo đúng nội dung, hình thức và phương pháp, theo quy định của Nghị định số 55/2019/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị lồng ghép, kết hợp hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Kết hợp với hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người nộp thuế, người khai hải quan và các hoạt động quản lý Nhà nước khác theo chức năng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực thuộc hỗ trợ doanh nghiệp được tiếp cận thông tin pháp luật.

Đồng thời, các đơn vị tăng cường phối hợp giữa cơ quan Nhà nước với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Cụ thể là thông qua các hình thức tổ chức hội nghị phổ biến, tập huấn kiến thức pháp luật.

Cùng với đó, tổ chức tọa đàm, đối thoại, bồi dưỡng kiến thức tài chính cho DNNVV. Xây dựng, biên soạn cấp phát ấn phẩm, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp... phổ biến, giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật cho doanh nghiệp.

Cũng theo Bộ Tài chính, trong năm 2024, các đơn vị ngành tài chính thực hiện hỗ trợ pháp lý, lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo các nghị định liên quan đến biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đổi, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan; hóa đơn, chúng từ; quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế, Cục Quản lý giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí và các đơn vị có liên quan tiếp nhận kiến nghị, câu hỏi của doanh nghiệp (bao gồm DNNVV) liên quan đến các quy định về thuế, hải quan, chứng khoán. Trên cơ sở đó, các đơn vị này tổ chức các hội nghị đối thoại DNNVV để tháo gỡ khó khăn, giải đáp vướng trong thực tiễn áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời giải đáp trực tiếp trên cổng thông tin điện từ.

Các đơn vị khác thuộc Bộ Tài chính tiếp nhận các vướng mắc, kiến nghị và giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp thông qua các hình thức: giải đáp bằng văn bản; giải đáp thông qua mạng điện tử; giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật tài chính mới được ban hành. Các cơ quan báo chí của ngành tăng cường thông tin, tuyên truyền pháp luật tài chính cho cộng đồng các DNNVV…


Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm