Hỗ trợ doanh nghiệp

Tiền Giang từng bước khôi phục hoạt động sản xuất

DNVN - Quá trình triển khai thực hiện phương án “3 tại chỗ”, doanh nghiệp tại Tiền Giang muốn tăng số lượng lao động và đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch thì tỉnh phê duyệt cho bổ sung tăng.

PVN khẩn trương chuyển giao KCN Dịch vụ dầu khí Soài Rạp về Tiền Giang / Tân Hiệp Phát trao học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Tiền Giang

Theo thông tin bà Châu Thị Mỹ Phương, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang trao đổi chiều ngày 21/10, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành kế hoạch khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

a

Tiền Giang đã tháo dỡ các chốt kiểm soát, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.

Theo kế hoạch, tỉnh chia làm hai giai đoạn từ nay đến cuối năm. Giai đoạn 1 đến ngày 31/10, tập trung cho công tác phòng, chống dịch và từng bước phục hồi một số hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp trong điều kiện tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 trong dân còn thấp, kết quả phòng chống dịch tiềm ẩn nguy cơ, chưa bền vững.

Doanh nghiệp dưới 50 lao động thực hiện sản xuất, kinh doanh gắn với phương án phòng, chống dịch do UBND cấp huyện quyết định, không cần “3 tại chỗ”. Doanh nghiệp có trên 50 lao động, thực hiện phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 điểm đến” hoặc kết hợp cả hai

Giai đoạn 2, từ ngày 1/11 đến 31/12, chuyển từ “nguy cơ” sang “bình thường mới”, điều kiện người lao động có thẻ xanh Covid (tiêm đủ 2 mũi, F0 hết bệnh), doanh nghiệp dần chuyển từ “3 tại chỗ” sang hoạt động gắn với phương án phòng, chống dịch. Tính đến ngày 21/10, Tiền Giang có 98 doanh nghiệp thực hiện phương án trên.

Tỉnh Tiền Giang đã phê duyệt cho tăng số lượng hơn 2.000 lao động cho một số doanh nghiệp tham gia thực hiện phương án “3 tại chỗ”.

Điển hình như: Công ty TNHH Đại Thành với tổng số lao động là 1.700 người. Khi thực hiện giai đoạn đầu chỉ với 375 người, chiếm tỷ lệ 22,1%. Quá trình thực hiện, đến nay số lượng lao động tăng lên là 933 người, chiếm tỷ lệ 55%; Công ty TNHH Chế biến thực phẩm xuất khẩu Vạn Đức Tiền Giang, số lượng lao động tăng lên là 1.768 người, chiếm tỷ lệ 70,1%; Công ty TNHH nhà máy bia Heineken Việt Nam - Tiền Giang, số lượng lao động tăng lên là 220 người, chiếm tỷ lệ 66,7%; Công ty TNHH Chăn nuôi gia cầm Năm Hưởng, thực hiện với 95 người, chiếm tỷ lệ 100%; Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh nhà máy Tiền Giang, đến nay hoạt động với 229 người, chiếm tỷ lệ 89,5%.

Doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" ở Tiền Giang.

Doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" ở Tiền Giang.

Việc thực hiện “3 tại chỗ” có tốn kém chi phí cho doanh nghiệp nhưng thực tế từ khi thực hiện phương án đến nay là tuyệt đối an toàn, không phát sinh bất kỳ ổ dịch nào.

UBND tỉnh Tiền Giang đã sửa đổi tiêu chí thực hiện phương án “3 tại chỗ” theo hướng doanh nghiệp sẽ thực hiện xét nghiệm tầm soát virus SARS-CoV-2. Tiền Giang cũng đang thực hiện cho phép công nhân tại vùng nguy cơ thấp đi làm và trở về nơi lưu trú hàng ngày, như: Công ty Dụ Đức, Công ty Simone (Khu công nghiệp Tân Hương), bố trí ôtô đưa rước công nhân từ các vùng nguy cơ thấp (huyện Gò Công Tây và huyện Cai Lậy) và Công ty Apache (Khu công nghiệp Long Giang), sử dụng công nhân tại huyện Tân Phước và tự đi về bằng xe cá nhân.

Tính đến hiện tại, Tiền Giang có 739 doanh nghiệp có số lao động dưới 50 hoạt động trở lại theo phương án phòng, chống dịch và không thực hiện 3 tại chỗ (không tính các doanh nghiệp hoạt động ngành nghề thiết yếu). Huyện Cái Bè có 400 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; Cai Lậy: 241 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh…

Hàng tuần, UBND tỉnh Tiền Giang đều có gặp mặt tiếp xúc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”. Tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Trong tháng 10/2021, doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động theo “3 tại chỗ” tiếp tục hoạt động. Tỉnh Tiền Giang hướng dẫn mở rộng đối với việc di chuyển của người lao động, cụ thể với mô hình kết hợp, người lao động đã tiêm 1 mũi vaccine và ở vùng xanh (theo huyện) thì doanh nghiệp tổ chức xe đưa đón công nhân từ nơi sản xuất đi, đến tại nơi ở địa phương vùng xanh (tập trung, có kiểm soát). Đối với doanh nghiệp trên địa bàn vùng xanh (theo huyện) và người lao động trên cùng địa bàn huyện (vùng xanh), người lao động được di chuyển bằng xe cá nhân.

Từ ngày 1/11 đến 31/12, tỉnh Tiền Giang sẽ hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp chuyển từ “3 tại chỗ” sang hoạt động theo phương án gắn với phương án phòng, chống dịch gắn với các doanh nghiệp nâng dần quy mô hoạt động. Đồng thời, Tiền Giang tăng cường tiêm vaccine cho người lao động trong khu, cụm công nghiệp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với an toàn phòng, chống dịch.

Thái Cường
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm