Hỗ trợ doanh nghiệp

9.500 tỷ đồng xây dựng cao tốc nối Đồng Tháp và Tiền Giang

DNVN - Ngày 9/9, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết vừa có tờ trình gửi Bộ Giao thông Vận tải thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu xây dựng tuyến đường cao tốc An Hữu - Cao Lãnh (Tiền Giang - Đồng Tháp).

Thống nhất làm tuyến cao tốc TP.HCM - Bình Dương - Bình Phước với 36.000 tỉ đồng / Đắk Lắk đề xuất hỗ trợ 10.000 tỷ làm cao tốc “nối rừng với biển”

Theo đó, công trình có điểm đầu tại nút giao An Thái Trung, kết nối với đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thuộc địa phận huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Điểm cuối kết nối với tuyến Đường tỉnh 856 tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Tổng chiều dài tuyến khoảng 33,80 km (trong đó qua địa phận tỉnh Tiền Giang là 8,40 km và tỉnh Đồng Tháp là 25,40 km).

Tổng mức đầu từ dự án khi hoàn thiện ước tính hơn 9.500 tỷ đồng, đường rộng gần 25m, 4 làn xe, vận tốc 100km/h. Giai đoạn một tuyến đường được xây dựng với bề rộng 17m, 4 làn xe hạn chế, tốc độ 80km/h, kinh phí đầu từ ước khoảng 6.944 tỷ đồng. Trên toàn tuyến cao tốc có 5 nút giao và 38 cầy cầu.

Tuyến cao tốc An Hữu - Cao Lãnh với vai trò là hành lang xương sống của trục ngang, khi được đầu tư thông tuyến và hoàn thiện sẽ kết nối các tuyến trục dọc như Quốc lộ 1, cao tốc Bắc - Nam phía Đông (cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ - Cà Mau).

Ban quản lý dự án Mỹ Thuận kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải triển khai dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Trong đó, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách chiếm 50% tổng mức đầu tư (3.472 tỷ đồng), thời gian để nhà đầu tư hoàn vốn khoảng 27 năm. Phương án này được cho phù hợp, ít rủi ro về tài chính và dễ huy động vốn cho dự án.

Theo đơn vị nghiên cứu, nếu được thông qua, thời gian chuẩn bị, giải phóng mặt bằng, tái định cư sẽ thực hiện trong giai đoạn năm 2022 - 2023, sau đó triển khai thi công và cơ bản hoàn thành thông tuyến giai đoạn một năm 2025.

Việc đầu tư xây dựng mới tuyến đường cao tốc An Hữu - Cao Lãnh góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trong khu vực, đáp ứng nhu cầu vận tải trên tuyến hành lang theo trục ngang chạy theo bờ Bắc sông Tiền, đồng thời đoạn tuyến là một phần tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh để kết nối cửa khẩu quốc tế Dinh Bà (Đồng Tháp) với các các cảng biển khu duyên hải, khu kinh tế Định An.

Tuyến cao tốc An Hữu - Cao Lãnh với vai trò là hành lang xương sống của trục ngang, khi được đầu tư thông tuyến và hoàn thiện sẽ kết nối các tuyến trục dọc như Quốc lộ 1, cao tốc Bắc - Nam phía Đông (cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ - Cà Mau), cao tốc Bắc - Nam phía Tây (đường N2 - Mỹ An - Cao Lãnh - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi) tạo sức lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của khu vực. Do vậy, cần thiết đầu tư hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc An Hữu - Cao Lãnh nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực, sức lan tỏa để phát triển kinh tế -xã hội của khu vực và đất nước.

Tính Lập
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm