Tỷ lệ nội địa hóa phụ tùng ô tô của doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam cao nhất chỉ 10%
Công nghệ đóng gói, bao bì hút các nhà đầu tư nước ngoài. / Cơ hội nào cho nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp hàng không Việt Nam?
Đánh giá về hiện trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam, ông Hiroaki Yashiro - cố vấn trưởng “Dự án Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa và phát triển ngành công nghiệp”, JICA nhận định, năm 2022 là năm có hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay.
Đáng chú ý, vốn FDI vào Việt Nam từ Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm 58%. FDI vào lĩnh vực sản xuất chiếm 60% nhưng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản cũng có xu hướng gia tăng.
FDI của Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương chiếm 25% tổng FDI toàn quốc. Đây là kinh nghiệm để các địa phương khác cần học tập và nhân rộng về kinh nghiệm thu hút vốn FDI.
Vấn đề là giá trị gia tăng của các doanh nghiệp xuất khẩu tương đối thấp nên không giúp cải thiện lợi nhuận cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Nhấn mạnh về vai trò của công nghiệp phụ trợ hỗ trợ thu hút FDI, qua đó, nâng cao vai trò của DNNVV, ông Hiroaki Yashiro cho rằng, xét về quy mô dân số, Việt Nam có 99,5 triệu người so với 124 triệu người ở Nhật Bản. Tỷ lệ DNNVV so với dân số ở Nhật Bản là 2.8%, tỷ lệ này ở Việt Nam là 0.7%.
Các DNNVV Nhật Bản đang đứng trước nhiều thách thức và đây cũng là điểm cần lưu ý đối với DNNVV của Việt Nam. Đó là thách thức về tăng doanh thu, bảo đảm nguồn nhân lực, cải thiện tình hình tài chính, thiếu người kế thừa và vấn đề phòng chống thiên tai.
Sau hơn 10 năm đầu tư tại Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản cho biết, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản là 30%. Nếu tính riêng các doanh nghiệp về phụ tùng ô tô, tỷ lệ này là 7-10%, rất thấp nếu so với Thái Lan là 80% và mức trung bình tại ASEAN là 55 - 60%.
Tình trạng này xuất phát từ việc công nghệ sản xuất của ngành chế tạo tại Việt Nam chưa bắt kịp yêu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản; chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu mà Việt Nam chưa sản xuất được cao (như kim loại đặc biệt), trong khi chi phí nhập đối với bán thành phẩm thấp.
Cùng với đó, các sản phẩm có trọng lượng hay dung tích lớn không phù hợp cho việc xuất nhập khẩu do chi phí vận chuyển cao. Ảnh hưởng do xung đột thương mại Mỹ - Trung (thiếu chất bán dẫn, giá nguyên vật liệu nhập khẩu vào Việt Nam có sử dụng nguyên vật liệu hoặc phần mềm do Mỹ sản xuất) tăng.
“Bên cạnh các chính sách thu hút FDI, Việt Nam cần phát triển hơn nữa ngành công nghiệp phụ trợ nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam”, ông Hiroaki Yashiro khuyến nghị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo