Bất ngờ trước danh tính vị vua đầu tiên của Việt Nam: Ai trả lời vua Hùng là sai bét, nhiều học sinh giỏi sử cũng 'bó tay'
Loài rắn đẹp nhất Việt Nam: Vẻ đẹp siêu thực, được mệnh danh nữ hoàng sắc đẹp của thế giới động vật / Loài chim bạc tình, lưu manh nhất thế giới có ở Việt Nam: Ác từ trong trứng, miễn nhiễm với độc tố
Trải qua hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử. Từ thời Vua Hùng lập nước, xây dựng nhà nước Văn Lang, đến thời kỳ văn minh Sông Hồng, Thục Phán – An Dương Vương lập nhà nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa, khởi nghĩa Hai Bà Trưng, và sau đó là các triều đại nối tiếp nhau.
Trong lịch sử, Việt Nam có 54 vị vua, hoàng đế. Nhưng ai là vị vua đầu tiên? Nhiều người vẫn nghĩ đó là Vua Hùng, nhưng thực tế, vị vua đầu tiên của nước ta là Lý Nam Đế. Ông tên thật là Lý Bí hoặc Lý Bôn (sinh năm 503 – mất năm 548), quê ở xã Tiên Phong, Thái Nguyên.
Cuốn sách “54 vị hoàng đế Việt Nam” ghi lại: “Lý Nam Đế là vị hoàng đế đầu tiên của nước ta, bởi ông đã lập nên một triều đình riêng, khẳng định chủ quyền độc lập, vững bền của dân tộc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, người Việt tự xây dựng cơ cấu nhà nước theo chế độ tập quyền trung ương.”
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lý Nam Đế mồ côi cha mẹ từ nhỏ và được một thiền sư nuôi dạy. Nhờ học rộng, tài văn võ song toàn, ông đã được trọng dụng làm quan dưới triều đại nhà Lương, nhưng không phục vì sự cai trị tàn bạo. Không lâu sau, Lý Bí từ chức, trở về quê dấy binh khởi nghĩa.
Năm 542, ông lãnh đạo quân đội đánh đuổi quân nhà Lương khi họ tiến hành xâm lược nước ta. Cùng lúc, Lý Nam Đế cũng đánh bại quân Lâm Ấp, tiền thân của nhà nước Chămpa, khi họ xâm lấn lãnh thổ.
Vào tháng Giêng năm 544, Lý Bí lên ngôi, thành lập nhà nước Vạn Xuân và tự xưng là Nam Việt Đế. Ông đóng đô ở Long Biên và xây dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội. Lãnh thổ dưới thời Lý Nam Đế bao gồm Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc ngày nay.
Chỉ 1 năm sau khi lên ngôi, Lý Nam Đế phải đối diện với sự xâm lược của quân nhà Lương do Dương Thiêu làm Thứ sử Giao Châu và Trần Bá Tiên làm Tư mã chỉ huy. Vua Lý mang 30 nghìn quân ra trận nhưng gặp thất bại ở nhiều nơi, buộc ông phải rút về Gia Ninh (Phú Thọ ngày nay) để tránh nạn. Sau đó, ông cùng quân rút vào vùng núi để chống địch.
Năm 548, Lý Nam Đế lâm bệnh nặng và qua đời sau 4 năm trị vì. Thay vì truyền ngôi cho con cháu hay họ hàng, ông quyết định ủy thác quyền lực cho đại tướng Triệu Quang Phục, giao nhiệm vụ chống lại Trần Bá Tiên tiếp tục bảo vệ đất nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đi câu cá, người đàn ông ‘sốc’ khi thấy ‘thủy quái’ hình thù kì dị, người dân địa phương cũng không hề biết
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Ảnh minh họa