Bí ẩn cuộc đời vị vua lười nhất lịch sử nhân loại: 28 năm không thiết triều, 400 năm sau mở quan tài mới phát hiện bí mật chấn động
Bật mí lý do 3 vị Hoàng hậu được Khang Hi sủng ái đều qua đời khi còn rất trẻ, dù được vua sủng ái / Đường Tăng từng ốm 'thập tử nhất sinh' đến mức chuẩn bị sẵn giấy bút để viết di chúc gửi vua Đường
Nhà Minh của Trung Hoa nổi tiếng bởi có vị vua khai thiên lập quốc: Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Ông được đánh giá là bậc minh quân, người đã đưa nhà Minh phát triển phồn thịnh. Nhưng đáng tiếc là sau đời Chu Nguyên Chương, triều đại này không có ai gây được ấn tượng như ông. Nhà Minh cũng ngày càng suy yếu vì không xuất hiện thêm nhân tài.
Nếu phải kể ra một cái tên nổi tiếng của nhà Minh ngoài Chu Nguyên Chương, có lẽ Vạn Lịch sẽ là người được nhắc đến. Ông là vị hoàng đế có thời gian trị vì lâu nhất, từng bị gắn mác là ông vua lười nhất lịch sử nhân loại.
Ảnh minh họa
Tại sao lại có chuyện như vậy? Tương truyền, sau khi nối ngôi năm 10 tuổi, Vạn Lịch từ một đứa trẻ chưa hiểu chuyện vẫn ngày đêm rèn luyện bản thân, nỗ lực vì đất nước. Thời gian đầu, vị hoàng đế này được đánh giá rất cao vì sự siêng năng, cần mẫn. Ông luôn trực tiếp giải quyết các sự việc trong triều, bá quan văn võ lẫn nhân dân đều ca ngợi.
Thế nhưng, giữa thời kỳ cai trị, Vạn Lịch bỗng thay đổi. Ông ngừng thiết triều trong suốt 28 năm, không còn để tâm đến chính sự. Đáng nói là trong thời gian đó, nhà Minh vẫn bình yên, đánh đâu thắng đó.
Hàng loạt nghi ngờ, đồn đoán về lý do Vạn Lịch không thiết triều được lan truyền. Tuy nhiên, chưa có bất cứ tài liệu chính thống nào dám khẳng định. Về phần vua, khi được hỏi ông chỉ trả lời ngắn gọn rằng mình bị bệnh, không được khỏe. Những tưởng đây là lời bao biện, hóa ra hoàn toàn có căn cứ. Phải 400 năm sau khi Vạn Lịch qua đời, hậu thế khai quật mộ của ông và phát hiện ra bí mật chấn động khiến vua không thiết triều trước đây.
Cụ thể, năm 1955, một nhóm khảo cổ đã khai quật mộ hoàng đế Vạn Lịch. Khi mở nắp quan tài, bản khôi phục hài cốt của ông cho thấy hai chân có độ dài không đồng đều. Chân phải của vua dài hơn chân trái một chút. Chính điều này khiến việc đi lại của Vạn Lịch gặp rất nhiều khó khăn. Nói cách khác, Vạn Lịch bị chứng teo cơ nghiêm trọng, dẫn đến ông không thể ngồi lâu trên ngai vàng để thiết triều.
Ở thời kỳ đó, việc hoàng đế bị bệnh teo cơ như vậy quả thực là thông tin chấn động, không ai dám để lộ. Cuối cùng, vì để giữ uy nghiêm cho ngai vàng, cũng là để mọi người yên tâm, Vạn Lịch chọn ẩn mình sau màn trướng giải quyết chính sự.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà