Khám phá

Bí ẩn quan tài 3.000 năm tuổi: Thiên hà chứa Trái Đất xuất hiện trên thi hài Ai Cập

DNVN - Hình ảnh lạ thường trên chiếc quan tài của một nữ ca sĩ Ai Cập cổ đại đang khiến giới khoa học kinh ngạc: dải thiên hà chứa Trái Đất xuất hiện giữa thế giới thần thoại hàng nghìn năm trước.

Tổ tiên của khủng long T. rex vượt cầu đất cổ từ châu Á, làm nên 'vương triều khủng long' ở Bắc Mỹ / Vì sao phụ nữ đanh đá bị ví như 'sư tử Hà Đông'? Hà Đông ở đây có phải địa danh tại Việt Nam?

Một phát hiện độc đáo từ Đại học Portsmouth (Anh) đã mở ra góc nhìn mới về mối liên hệ sâu xa giữa người Ai Cập cổ đại và vũ trụ. Nhà vật lý thiên văn Or Graur, người dẫn đầu nghiên cứu, đã phân tích hàng trăm quan tài từ thời cổ đại và phát hiện những bằng chứng rõ rệt về sự quan tâm đặc biệt của nền văn minh này đối với bầu trời sao.

Thần Nut và thần Geb trên quan tài Ai Cập cổ đại - Ảnh: ĐẠI HỌC PORTSMOUTH

Thần Nut và thần Geb trên quan tài Ai Cập cổ đại - Ảnh: ĐẠI HỌC PORTSMOUTH

Trong số đó, nổi bật là quan tài của Nesitaudjatakhet một nữ ca sĩ có địa vị cao dưới triều đại thứ 21 (khoảng năm 1077–943 TCN). Trên nắp quan tài, hình ảnh nữ thần bầu trời Nut được khắc họa với một chi tiết hoàn toàn khác biệt: một đường cong màu đen, gợn sóng chạy từ bàn chân tới đầu ngón tay của bà, kèm theo các vì sao phân bố đối xứng ở hai bên.

Theo Tiến sĩ Graur, chi tiết này có thể chính là hình ảnh tượng trưng của dải Ngân Hà thiên hà chứa Trái Đất. Ông cho biết: “Tôi tin rằng đường cong đó đại diện cho Ngân Hà và có thể phản ánh dải bụi tối Great Rift vết nứt tối chạy ngang qua ánh sáng khuếch tán của Ngân Hà. Khi so sánh với ảnh chụp thiên văn hiện đại, sự tương đồng là rất rõ ràng.”

Nữ thần Nut từ lâu đã là biểu tượng của bầu trời trong tín ngưỡng Ai Cập cổ. Bà thường được mô tả là người phụ nữ khỏa thân uốn cong, bao phủ lấy Trái Đất đại diện bởi thần Geb như một mái vòm bảo vệ. Trong thần thoại, Nut nuốt Mặt Trời mỗi hoàng hôn và sinh ra nó trở lại mỗi bình minh, thể hiện chu kỳ bất tận của thời gian.

Tuy nhiên, hình ảnh trên quan tài Nesitaudjatakhet lại vượt ra ngoài truyền thống biểu tượng. Đường cong thiên hà bí ẩn cho thấy người Ai Cập xưa có thể đã quan sát và hình dung vũ trụ phức tạp hơn nhiều so với suy đoán trước đây. Họ không chỉ tôn thờ các hiện tượng thiên nhiên mà còn cố gắng giải mã chúng qua nghệ thuật và tín ngưỡng.

 

“Phát hiện này cho thấy mối quan hệ giữa thần thoại Ai Cập và thiên văn học không chỉ mang tính biểu tượng mà còn sâu sắc và đa tầng,” TS Graur nhận định. “Dù hàng thiên niên kỷ đã trôi qua, chúng ta vẫn đang khám phá từng mảnh ghép của thế giới quan mà họ đã xây dựng quanh những vì sao.”

Như Ý (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm