Cây độc: Dù rất lộng lẫy, nhưng nguyệt quế núi có khả năng gây cái chết đau đớn
Cây độc: Ngoắt nghẻo - loài hoa đẹp trong “hồ sơ thần chết” ở Việt Nam / Cây độc: Cà độc dược trồng phổ biến làm cảnh nhưng lại chứa chất độc bảng A
Nguyệt quế núi, tên khoa học là Kalmia latifolia, có màu hồng và trắng rất đẹp, nở rộ vào gần cuối mùa xuân. Đây là một loài hoa tiêu biểu cho những loài hoa đẹp xinh xắn đại diện cho bang Conneticut của Mỹ. Chúng cũng mọc ở khắp vùng phía đông nước Mỹ.

Nguyệt quế núi cao từ 3-9 m, thường mọc trên sườn núi và trong rừng. Hoa nguyệt quế núi thường nở rộ vào tháng 5, tháng 6, có hình tròn, mọc thành chùm gồm nhiều màu khác nhau, từ màu trắng, hồng nhạt, hồng đậm, màu đỏ.

Nhụy hoa rất thu hút côn trùng và ong bướm đến hút mật. Những màu rực rỡ thường là những giống lai tạo và nhân giống về sau, còn màu tự nhiên của hoa thường là màu sáng.

Hoa nguyệt quế không thích hợp để trồng thương mại nhưng được dùng để kết vòng hoa, và gỗ của thân cây dùng làm đồ nội thất và dụng cụ gia đình.



Dù rất lộng lẫy nhưng hoa nguyệt quế núi lại chứa độc chất gây chết người, Science Daily cho hay. Hai loại độc chính trong hoa nguyệt quế núi là andromedotoxin và arbutin. Với liều lượng cao, chất độc andromedotoxin khiến một phần trái tim đập nhanh hơn, và phần còn lại đập chậm tới mức nguy hiểm.
Trái tim của người khỏe mạnh có một cánh cổng tự nhiên để ngăn chặn một nửa số xung điện ảnh hưởng tới tim. Chất độc sẽ gây ra hội chứng Wolff – Parkinson – White, khiến hoạt động của cánh cổng rối loạn. Khi đó toàn bộ xung điện sẽ chạy tới tim, khiến tim ngừng đập và gây tử vong.

Khi tiếp xúc với liều lượng nhỏ chất độc Andromedotoxin, con người sẽ nôn liên tục, mắt, mũi tiết nhiều nước và dịch. Một giờ sau, hoạt động hô hấp sẽ chậm dần, con người mất khả năng cử động, sau đó hôn mê và chết.

Điều đáng sợ là mật ong cũng có thể chứa toàn bộ đặc tính của chất độc Andromedotoxin nếu ong từng lấy mật từ hoa của cây nguyệt quế núi. Người Hy Lạp gọi loại mật này là “mật điên”. Họ dùng nó để đánh bại chiến binh Xenophon thành Athen vào năm 400 trước Công nguyên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: ‘Vua lì đòn’ linh cẩu đòi cướp mồi của sư tử và cái kết đắng chát
CLIP: Đối đầu với rồng Komodo, rắn hổ mang chúa 'khủng' nhận cái kết đầy đau đớn
CLIP: Bị đàn sư tử tấn công, trâu rừng liều chết phản kháng đầy kịch tính
Không phải Bát Giới hay Sa Tăng, đây mới là 3 người bạn thân nhất của Tôn Ngộ Không