Khám phá

Chiếc 'nắp bia' trong Bảo tàng Thượng Hải khiến du khách nào cũng thắc mắc: Chủ mộ xuyên không mang bia về chôn?

Chủ nhân của chiếc "nắp bia" này lại là một người phụ nữ cổ đại. Thật khó hiểu.

Ngôi mộ cổ 2.000 năm có cả “bồn cầu xả nước và tủ lạnh” khiến ai cũng choáng / Kiểm tra mộ cổ bị đạo tặc đột nhập, các chuyên gia 'thất kinh' vì thứ nằm dưới mương gần đó: 'Không thể tin nổi!'

Hai chiếc "nắp bia" trong ngôi mộ cổ

Bảo tàng Thượng Hải (Thượng Hải, Trung Quốc) có lưu giữ một di tích văn hóa khiến vô số người kinh ngạc, du khách nào lần đầu tiên nhìn thấy vật này cũng sẽ phải thắc mắc. Hình dáng của món đồ này quá giống 1 sản phẩm của nền văn minh hiện đại – đó là chiếc "nắp bia". Vậy chuyện gì đã xảy ra?

Điều này bắt đầu từ một cuộc khai quật khảo cổ học cách đây hơn chục năm. Lúc đó khu vực quận Gia Định, thành phố Thượng Hải đang triển khai các công trình xây dựng thì vô tình phát hiện ra một ngôi mộ cổ.

Ngay sau khi nhận được tin báo, đội chuyên gia cũng ngay lập tức có mặt. Bước đầu khảo sát dựa trên quy cách và thông số kỹ thuật của lăng, họ xác định đây là lăng mộ của 1 cặp vợ chồng quan chức bậc trung thời nhà Minh.

Chiếc nắp bia trong Bảo tàng Thượng Hải khiến du khách nào cũng thắc mắc: Chủ mộ xuyên không mang bia về chôn? - Ảnh 1.
Khu vực khai quật ngôi mộ. Hình ảnh: Haokan.baidu

Thông thường, trong một ngôi mộ nhỏ như thế này sẽ chẳng có phát hiện khảo cổ nào có giá trị, song người ta lại bất ngờ tìm thấyhai chiếc "nắp bia" đặt trong quan tài của vợ chủ mộ.

Khi được phát hiện, cặp "nắp bia" này đã hoen gỉ nhưng không bị hư hại, các rãnh khía gấp trên mép vẫn còn rất rõ. Câu hỏi đặt ra là làm sao có thể tìm thấy một sản phẩm công nghiệp hiện đại như chiếc nắp bia trong ngôi mộ cổ thời nhà Minh? Phải chăng chủ mộ đãxuyên không mang bia về chôn?

Chiếc nắp bia trong Bảo tàng Thượng Hải khiến du khách nào cũng thắc mắc: Chủ mộ xuyên không mang bia về chôn? - Ảnh 3.
Nắp bia thời hiện đại. Hình ảnh: Pinterest

Ban đầu, các chuyên gia đã nghi ngờ vật này là do những tên mộ tặc để lại trong quá trình trộm cắp bảo vật. Nhưng phỏng đoán này nhanh chóng bị bác bỏ, bởi ngôi mộ cổ này chưa hề bị những kẻ trộm mộ viếng thăm nên không có khả năng do người hiện đại để lại.

Hơn nữa, có một sự khác biệt lớn giữa nắp bia này và nắp bia hiện đại, tuy có bề ngoài rất giống nhau nhưng phần đáy của nắp bia hiện đại có một miếng đệm còn ở cặp nắp bia này thì không.

Sau khi nghiên cứu kĩ càng, các chuyên gia khẳng định: Di vật kỳ lạ này là thuộc về những người phụ nữ cổ đại.

 

Hộp ngân hương

Tìm kiếm kỹ trong quan tài, các chuyên gia còn phát hiện 1 mẩu gỗ trầm hương nhỏ đã chuyển sang màu đen gần vị trí của cặp "nắp bia".Bên trên di tích văn hóa có một chữ "香" (nghĩa là "hương thơm"), chất liệu của cặp "nắp bia" được xác định là bạc.Đến đây các chuyên gia cuối cùng cũng có câu trả lời cho di vật kỳ lạ này.

Chúng chính là chiếc hộp được phụ nữ thời nhà Minh sử dụng để đựng hương liệu làm thơm cơ thể, có thể hiểu như chiếc hộp đựng nước hoa ngày nay.

Chiếc nắp bia trong Bảo tàng Thượng Hải khiến du khách nào cũng thắc mắc: Chủ mộ xuyên không mang bia về chôn? - Ảnh 5.
Cặp nắp bia có khắc chữ "香" (hương thơm) trước khi làm sạch. Hình ảnh: Haokan.baidu

Ở thời cổ đại, vật này được gọi là hộp ngân hương. Hai chiếc "nắp bia" tưởng chừng là hoàn toàn độc lập này thực chất là phần đế và phần nắp của hộp ngân hương bằng bạc. Hóa ra thiết kế tương tự như chiếc "nắp bia" thời hiện đại này cho phép hương liệu bên trong tỏa ra qua các rãnh khe hở giữa 2 phần của chiếc hộp.

Như vậy cặp "nắp bia" này quả đúng là di vật văn hóa chứ không hề vô giá trị như suy nghĩ ban đầu của các nhà khảo cổ. Thậm chí hiện nay chúng còn được trưng bày tại một bảo tàng ở thành phố sầm uất như Thượng Hải.

Chiếc nắp bia trong Bảo tàng Thượng Hải khiến du khách nào cũng thắc mắc: Chủ mộ xuyên không mang bia về chôn? - Ảnh 6.
Cặp nắp bia sau khi được xử lý hiện đang trưng bày tại Bảo tàng ở Thượng Hải. Hình ảnh: Haokan.baidu

Bởi vì phụ nữ vốn không được coi trọng ở xã hội phong kiến nên những ghi chép về đời sống sinh hoạt của họ cũng vô cùng hiếm hoi. Thế nên phát hiện lần này có ý nghĩa rất lớn, đóng góp không nhỏ đối với việc nghiên cứu về văn hóa sử dụng hương liệu ở Trung Quốc cổ đại và đời sống của phụ nữ thời bấy giờ.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm