Khám phá

Ngôi chùa cổ thoát khỏi 'lời nguyền phá hoại'

Những quy định nghiêm ngặt mới đã giúp ngôi chùa cổ Borobudur (còn gọi là Ba La Phù Đồ) ở Indonesia dần thoát cảnh bị phá hoại bởi khách du lịch và người dân địa phương.

Móng vuốt cua hóa thạch lớn nhất từng được phát hiện có tuổi đời 8 triệu năm gây kinh ngạc / Hai loài cá mập cổ đại mới được phát hiện trong hệ thống hang động dài nhất thế giới

Vừa đặt chân đến ngôi chùa cổ Borobudur (nằm gần TP Yogyakarta, miền Trung đảo Java), nhà báo Penny Watson của tờ South China Morning Post (Hồng Kông) dừng lại để chiêm ngưỡng những tấm đá cổ và bảo tháp (gọi là stupa) hình chuông tuyệt đẹp cũng như những bức tượng Phật đang ngồi thiền định.

Tuy nhiên, cô cũng sớm nhận ra nhiều người đến tham quan Borobudur tỏ ra không tôn trọng ngôi chùa cổ này.

Ngôi chùa cổ thoát khỏi lời nguyền phá hoại - Ảnh 1.

Ngôi chùa Phật giáo Đại thừa tuyệt đẹp này có niên đại từ thế kỷ VIII và IX

Cấu trúc chùa bao gồm nhiều tảng đá xếp chồng lên nhau với 10 tầng tháp. Khi nhìn từ trên cao, cả quần thể có hình dạng của một họa tiết Mạn-đà-la Phật giáo khổng lồ với bảo tháp trên cùng có thể quan sát thấy từ các vùng nông thôn xung quanh.

Ngôi chùa được trang trí bằng 2.670 tấm phù điêu bằng đá chạm khắc nổi mô tả những sinh hoạt xã hội cách đây 1.200 năm.

Riêng 3 tầng trên cùng là 3 bệ đá hình tròn, phẳng phiu trơn nhẵn có 72 bảo tháp hình chuông (stupa), bên trong đặt 72 tượng Phật ngồi (mỗi bảo tháp có 1 tượng Phật). Tuy nhiên, chỉ có 16 pho tượng trong số này chưa bị trộm mất phần đầu.

Đỉnh của ngôi chùa gọi là "niết bàn" hay "trí tuệ tối cao" - được trang trí bằng một bảo tháp đồ sộ được đồn đại là đã từng được dát vàng.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã đưa ngôi chùa vào danh sách Di sản Thế giới hồi năm 1991 và từ đó ngôi chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu.

 

Chùa có tổng cộng hơn 500 bức tượng Phật nhưng trong đó có khoảng 300 đầu Phật bị đánh cắp. Trong số này, 135 đầu Phật có lẽ vẫn được cất giấu trong các bộ sưu tập tư nhân ở châu Âu.

Ngôi chùa cổ thoát khỏi lời nguyền phá hoại - Ảnh 2.

Chùa có 72 bảo tháp hình chuông. Ảnh: Penny Watson

Ngôi chùa cổ thoát khỏi lời nguyền phá hoại - Ảnh 3.

Chỉ có 16 pho tượng chưa bị trộm mất phần đầu Ảnh: Penny Watson

Anh Din, hướng dẫn viên của nhà báo Penny, nói rằng anh rất vui với những thay đổi ở Borobudur kể từ khi chùa mở cửa trở lại vào tháng 3-2023.

Anh kể rằng vào tháng 3-2020, thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện, UNESCO đã gây sức ép để chính quyền địa phương đóng cửa ngôi chùa do một loạt vấn đề, như phá hoại, vẽ bậy và kẹo cao su.

 

"Giấy gói kẹo bị nhét vào những khoảng trống trên các hình chạm khắc; thậm chí cả đầu điếu xì gà còn sót lại trên đá và rất nhiều hình vẽ bậy" – Din vừa nói vừa lắc đầu.

Ngôi chùa cổ thoát khỏi lời nguyền phá hoại - Ảnh 4.

Du khách hiện chỉ được phép thăm ngôi chùa 1 giờ mỗi lần và phải có hướng dẫn viên đi kèm. Ảnh: Penny Watson

Ngôi chùa cổ thoát khỏi lời nguyền phá hoại - Ảnh 5.

Du khách phải mang dép cói để giúp bảo vệ ngôi chùa. Ảnh: Penny Watson

Din sinh trưởng gần chùa Borobudur. Anh kể: "Khi còn nhỏ, tôi thường chạy quanh chùa với bạn bè và trèo lên các bảo tháp. Một trong những điều yêu thích của chúng tôi là đi nhặt những đồng xu được khách du lịch Trung Quốc ném vào bảo tháp để cầu may".

Tuy nhiên, kể từ khi làm hướng dẫn viên tại đây từ năm 2008, anh tự xem mình như một trong những người bảo vệ chính của ngôi chùa.

 

"Giai đoạn trước khi chùa đóng cửa, trẻ em trèo lên các bảo tháp và chọc những chiếc dù vào các tấm kính. Vì không có nhà vệ sinh nên chúng phải đi tiểu vào chai nước, rồi những chai đó lại bị lật úp" - Din cho biết thêm.

Theo lời kể của anh, dù là khách du lịch hay dân địa phương đều không tỏ ra mấy quan tâm đến sự linh thiêng của ngôi chùa.

Ngôi chùa cổ thoát khỏi lời nguyền phá hoại - Ảnh 6.

Các biện pháp an ninh mới sẽ giúp bảo vệ ngôi chùa hiệu quả hơn. Ảnh: Penny Watson

Năm 2016, một công ty sản xuất nước tăng lực đến quay quảng cáo trái phép tại đây, trong đó có cảnh vận động viên thực hiện động tác nhào lộn kiểu parkour trên các bảo tháp.

Trong một sự cố khác, một nhiếp ảnh gia đã làm vỡ phần đỉnh của một bảo tháp khi anh ta đu vào đó và ngả người ra để chụp ảnh.

 

Tục lệ leo lên các bảo tháp để chạm vào tượng Phật cầu may mắn của người dân địa phương cũng là một vấn đề. Hoạt động đó đã bị cấm từ 2019.

Ngôi chùa cổ thoát khỏi lời nguyền phá hoại - Ảnh 7.

Hướng dẫn viên tại chùa đều là người địa phương. Ảnh: Penny Watson

Theo chính phủ, các quy định mới được ban hành nhằm bảo vệ ngôi chùa và "bảo tồn tài sản lịch sử và văn hóa" của đất nước.

Ngôi đền chỉ nhận tối đa 1.200 du khách mỗi ngày, 150 khách mỗi giờ và chỉ mở cửa trong 8 tiếng. Giá vé tham quan cũng tăng từ 25 USD lên 90 USD đối với du khách nước ngoài và khoảng 50 USD đối với khách du lịch nội địa.

Du khách được phát dép cói để mang và phải có hướng dẫn viên là người bản địa đi theo.

 

Ngôi chùa cổ thoát khỏi lời nguyền phá hoại - Ảnh 8.

Các tượng Phật bị mất đầu tại chùa. Ảnh: Penny Watson

Để ngăn chặn những hành động trái phép và phá hoại như trước đây, khách tham quan khi mua vé phải xuất trình giấy tờ tùy thân. Thông tin cá nhân của khách được lưu trữ trong dây đeo cổ tay và được lực lượng an ninh quét để đảm bảo họ không tham quan quá giờ quy định.

Du khách bị cấm mang thức ăn bên ngoài vào chùa nên không còn giấy gói bánh kẹo vứt lung tung nữa.

Theo anh Din, học sinh địa phương giờ đây cũng chỉ được phép vào đến khu vực sân chùa chứ không còn được leo lên quần thể đền tháp phía trên nên cũng giảm đáng kể vấn nạn tiểu bậy, dùng dù chọc phá hay viết bậy.

Borobudur hiện chỉ mở cửa đón khách từ 8 giờ đến 16 giờ hằng ngày và công chúng cũng không còn được tiếp cận bảo tháp trên cùng. Theo giải thích của anh Din, đây là khung giờ đảm bảo trời còn sáng, tránh trường hợp du khách lớn tuổi vấp ngã do thiếu ánh sáng hoặc lạc đường.

 

- Video: Khám phá sự hùng vĩ của kim tự tháp Giza. Nguồn: Drone Snap.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm