Phát hiện khắc tinh tự nhiên của muỗi hút máu người
Bí mật về loài nhện lạc đà duy nhất ở Việt Nam, hãy cẩn thận nếu thấy chúng bò vào nhà / Phát hiện loài nhện đực "xẻo" bộ phận sinh sản của bạn tình
Nhện E. culicivora đặc biệt nghiện ăn muỗi Anopheles đã hút no căng máu người. Ảnh: IFLScience |
Nhiều loài nhện được ghi nhận đều ăn thịt muỗi, sinh vật trung gian truyền bệnh sốt rét cho người. Song, theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Canterbury (New Zealand), chỉ có 2 loài trong số chúng có thể được nhận diện là "chuyên gia diệt muỗi": Evarcha culicivora và Paracyrba wanlessi.
Nhà nghiên cứu Fiona Cross cho biết: "Hai loài nhện này là các sát thủ chuyên tiêu diệt muỗi. Chúng sẽ phớt lờ mọi côn trùng khác trên đường đi khi chúng theo đuổi mục tiêu của mình - những con muỗi".
Thường được phát hiện trên tường các tòa nhà có người ở tại Đông Phi, nhện Evarcha culicivora đặc biệt bị thu hút trước những con muỗi Anopheles đang no căng bụng máu. Trong khi đó, muỗi Anopheles là giống muỗi truyền nhiễm ký sinh trùng gây sốt rét Plasmodium, đang gây ra tới nửa triệu trường hợp người tử vong mỗi năm, theo con số ước tính mới nhất của Tổ chức y tế thế giới (WHO).
Các nhà nghiên cứu phát hiện, cả nhện E. culicivora và muỗi Anopheles đều sinh trưởng tự nhiên ở Kenya và đều bị mùi của người, đặc biệt là mùi tất bẩn, quyến rũ. Tuy nhiên, E. culicivora còn thích ăn thịt muỗi Anopheles - kẻ thù của con người.
Dù cũng thích hương vị của máu người, nhưng nhện E. culicivora không đe dọa chúng ta, vì chúng thiếu phần phụ của miệng để chọc thủng da người và hút máu. Ngoài ra, nhờ các mắt có cấu tạo phức tạp, chúng còn có thể nhận diện liệu một con muỗi vừa "chén" no nê máu hay chưa, dựa vào độ nghiêng của vùng bụng, để nhảy tới tóm bắt mồi.
"Điều này là độc nhất vô nhị. Không có một động vật nào khác tấn công con mồi dựa vào những gì con mồi đã ăn", nhà nghiên cứu Cross nhấn mạnh.
Trong khi đó, loài nhện Paracyrba wanlessi của Malaysia thường được tìm thấy ở các đốt tre rỗng. Chúng ăn ấu trùng của muỗi đang ngọ nguậy trong các vũng nước nhỏ hình thành bên trong cây tre.
Nhóm nghiên cứu nhận định, con người có thể sử dụng những sinh vật là "thiên địch" hay khắc tinh của muỗi như 2 loài nhện nói trên để kiểm soát và loại bỏ loài côn trùng hút máu nguy hiểm này. Dẫu vậy, họ thừa nhận, ý tưởng này khó thực hiện do công chúng, kể các nhà côn trùng học, cũng tỏ ra ghê sợ nhện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Khách sạn làm bằng muối duy nhất trên thế giới không ngại nắng mưa nhưng không thể chấp nhận hành vi này của du khách