Tào Tháo trước khi giết Lã Bố, hà cớ gì không hỏi ý kiến mưu sĩ của mình là mà lại đi hỏi Lưu Bị?
Bí ẩn lăng mộ từng bị Tào Tháo đột nhập: 72 con thuyền mới chở hết vàng bạc, châu báu! / Phạm cùng 1 lỗi chí mạng với cả Tư Mã Ý và Lưu Bị, Tào Tháo cay đắng tạo cơ hội cho gia tộc Tư Mã vùng lên
Theo các tư liệu liên quan có ghi chép lại rằng, Tào Tháo đã từng có ý muốn chiêu mộ Lã Bố về phe mình, nhưng lúc ấy Lưu Bị ở bên cạnh có nói một câu rằng: "Tào Công, có phải ngài đã quên Lã Bố phản Đinh Nguyên và Đổng Trác thế nào hay sao?".
Tào Tháo nghe vậy liền hạ lệnh giết chết Lã Bố. Trong việc này, chúng ta có thể ngẫm nghĩ lại một chút: Nhìn thoáng qua, cái chết của Lã Bố là do câu nói của Lưu Bị khiêu khích ly gián, khiến cho Tào Tháo cuối cùng hạ lệnh giết Lã Bố. Nhưng có thật là Tào Tháo muốn giữ lại Lã Bố hay không?
Đáp án chắc chắn là không. Vì Lã Bố vốn là kẻ có tâm làm phản khó mà thuần dưỡng, hơn thế trên thực tế Lã Bố cũng đã không chỉ một lần phản bội lại chủ công của mình. Mà Tào Tháo lại là vị chủ soái có tài dùng người nhất trong thời Tam Quốc, đối với kết cục của Lã Bố, trong lòng ông ắt đã có sẵn dự tính.
Cớ sao Tào Tháo lại muốn hỏi ý của Lưu Bị?
Việc đó phải nhắc lại việc trước đây, khi Lưu Bị tiếp quản Từ Châu. Khi ấy Châu mục Từ Châu là Đào Khiêm tuổi tác đã cao, lại thêm lúc ấy loạn trong giặc ngoài, có ý muốn giao phó Từ Châu cho Lưu Bị. Lúc đầu, Lưu Bị lấy lí do bản thân năng lực có hạn để từ chối, nhưng vì được các tướng sĩ Từ Châu hết lòng ủng hộ, cuối cùng Lưu Bị cũng đồng ý tiếp quản Từ Châu, từ ấy cũng bắt đầu vạch ra kế hoạch tương lai cho bản thân.
Hình ảnh nhân vật Lưu Bị và Tào Tháo trên phim.
Sau khi tiếp quản Từ Châu, việc đầu tiên Lưu Bị làm là mở rộng chiêu mộ hiền tài khắp thiên hạ, khi ấy Lã Bố cũng đến đầu quân vào thành. Lã Bố muốn đầu quân vào thành vốn chẳng phải vì ngưỡng mộ nhân nghĩa hay danh tiếng của Lưu Bị, mà chỉ vì khi ấy Lã Bố vừa bị Tào Tháo đánh bại không biết đi đâu, gấp gáp muốn tìm một nơi để an thân lập nghiệp.
Khi Lã Bố tính mạng ngàn cân treo sợi tóc, khẩn thiết mong Tào Tháo thu nhận mình, Lã Bố còn khẳng định mình là thiên hạ vô địch, có thể phò trợ Tào Tháo tranh đoạt thiên hạ. Võ công của Lã Bố quả thật cao cường, nhưng người này lại không thể giữ lại bên cạnh.
Khi ấy, Tào Tháo đánh giá rất cao võ nghệ cao cường của Lã Bố, trong lòng cũng có chút dao động, nhưng Tào Tháo vẫn muốn chọn người để dò hỏi ý kiến. Trước nay, mỗi khi có việc cần bàn bạc, Tào Tháo đều thương thảo cùng Quách Gia, nhưng lần này lại khác, Tháo không hỏi Gia mà lại chọn Lưu Bị để hỏi. Lưu Bị vừa nghe, bèn đáp ngay "Chúa công chẳng lẽ đã quên Lã Bố phản Đinh Nguyên, Đổng Trác thế nào hay sao?". Tào Tháo vừa nghe xong lập tức ban chết cho Lã Bố.
Một quyết định quan trọng nhường này, theo lí mà nói, đáng ra Tào Tháo phải hỏi mưu sĩ tin cẩn của mình là Quách Gia chứ cớ sao lại hỏi Lưu Bị-người khi ấy đang làm khách ở Tào quân?
Hình ảnh trên phim.
Đây vừa khéo lại là chỗ cao minh của Tào Tháo, dùng chiêu mượn đao giết người, một mũi tên trúng ba đích.
Thứ nhất ấy là thăm dò Lưu Bị, thứ hai là hủy đi danh tiếng nhân nghĩa của Bị, đổ thù oán lên Lưu Bị và cuối cùng là lôi kéo Lưu Bị.
Nhưng với Quách Gia lại khác, Quách Gia lúc nào cũng nghĩ cho đại cục, nếu như hỏi Quách Gia, đối phương rất có thể sẽ khuyên Tào Tháo nên thu nhận Lã Bố về phe mình, Tào Tháo dĩ nhiên là không muốn sự việc ấy xảy ra, hoặc cũng có thể Quách Gia đoán được tính toán của Tào Tháo nên mới không nói gì?
Lại nói, nếu đem Lã Bố so sánh với Lưu Bị, Tào Tháo rõ ràng coi trọng Lưu Bị hơn. Khi ấy, Tào Tháo đối với Lưu Bị nửa tin nửa ngờ, không thể xác định rõ lòng trung thành của Bị, cho nên hành động lần này của Tào Tháo chính là muốn thử lòng Lưu Bị. Lưu Bị tự xưng là dòng dõi nhà Hán, thân phận này của ông rất có tính hiệu triệu quần hùng, Lưu Bị cũng nhờ vào thân phận này mà chiêu mộ được không ít hiền tài cho bản thân.
Lưu Bị là người thông minh, dĩ nhiên là có thể nhìn thấu ý đồ của Tào Tháo. Nhưng vì bảo vệ danh tiếng nhân nghĩa của mình, Bị tuyệt nhiên chưa từng trực tiếp nói rằng "phải giết Lã Bố", bởi vì như thế quá tiểu nhân.
Cho nên, Lưu Bị mới uyển chuyển nói: "Chúa công không thấy kết cục của Định Kiến Dương và Đổng Trác hay sao?" Trong lời nói không bộc lộ ý kiến chủ quan, chỉ nhắc đến việc xảy ra mà ai cũng biết, tựa như gợi ý mà thực tế lại chối bỏ trách nhiệm, thẳng thắn đem vấn đề đạo đức đưa cho Lã Bố, lại đem quyền quyết định sinh sát của Lã Bố đặt trong tay Tào Tháo.
Lưu Bị khi ấy thế đơn lực mỏng, lại đang nương nhờ dưới trướng kẻ khác, nên câu trả lời của ông khi ấy có thể nói là không có gì thỏa đáng hơn được nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ