Quốc tế

Mỹ tuyên bố 'tìm diệt' Pantsir-S trên khắp thế giới

Giới chức quân sự Mỹ tuyên bố họ bắt đầu lên kế hoạch chế tạo thứ vũ khí đặc biệt chuyên tìm diệt tổ hợp phòng không Pantsir-S của Nga.

Tên lửa Nga đánh trúng điểm yếu nhất của xe tăng cách 100 km / Belarus chuyển hàng loạt vũ khí hạng nặng đến tuyến biên giới sát NATO

Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố họ bắt đầu xây dựng kế hoạch nhằm tiêu diệt các hệ thống tên lửa - pháo phòng không tầm thấp Pantsir-S của Nga "trên phạm vi khắp thế giới".

Để thực hiện tham vọng này, những máy bay không người lái đặc biệt sẽ được nghiên cứu chế tạo. Theo giới thiệu, chúng có thể tiếp cận khu vực triển khai tổ hợp mà không bị radar của Pantsir-S phát hiện và đảm bảo xác suất phá hủy thành công 100%.

“Quân đội Mỹ đã trình bày kế hoạch chế tạo một dòng máy bay không người lái đa năng phóng từ trên không, được thiết kế đặc biệt để tiêu diệt hệ thống phòng không của kẻ thù tiềm tàng".

"Đối tượng hủy diệt của những máy bay không người lái này có thể bao gồm tổ hợp phòng không Pantsir-S của Nga. Phía Mỹ lưu ý rằng dòng UAV đa năng nói trên có khả năng hoạt động bán tự động, kết hợp với các máy bay không người lái hoặc có người lái khác để tạo thành nhóm tác chiến, chúng sẽ được nâng cấp để hoạt động hoàn toàn tự động".

"Các máy bay không người lái dự định được tạo ra sẽ khác nhau về kích thước và trọng lượng nhưng chỉ trong vòng 100 kg, tốc độ hành trình vào khoảng lên đến 130 km/h và phạm vi chiến đấu khoảng 350 km", trang Lenta.ru dẫn thông báo cho biết.

My tuyen bo 'tim diet' Pantsir-S tren khap the gioi
Mỹ tuyên bố chế tạo phương tiện tác chiến chuyên tìm diệt Pantsir-S của Nga

Theo các chuyên gia Nga, vẫn chưa thể đánh giá triển vọng của phương tiện tác chiến mà Mỹ vừa vạch ra nhằm tiêu diệt hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S. Tuy nhiên họ cho rằng trên thực tế, bước đi như vậy của Mỹ không có triển vọng.

“Xem xét thực tế là Pantsir-S đối phó tốt ngay cả phương tiện bay không người lái nhỏ bé, vài năm trước đó đã đẩy lùi thành công cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa hành trình Tomahawk thì thật hợp lý khi cho rằng hệ thống phòng không Nga sẽ đối phó với các UAV lớn khá dễ dàng”, một chuyên gia phát biểu trên trang Avia-pro.

Tuy vậy thực tế cũng cho thấy đa phần các tổ hợp Pantsir-S bị phá hủy tại Syria và Libya đều là chiến công của máy bay không người lái, cho nên bước đi của Mỹ theo nhận định là có hiệu quả với chi phí tối ưu so với huy động tiêm kích sử dụng tên lửa không đối đất đắt tiền.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm