Tìm kiếm: Đình-làng
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (BTMTVN, 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) là địa chỉ không thể thiếu đối với nhiều du khách trong nước và quốc tế tới thăm Hà Nội. Bởi lẽ, đây là nơi họ hy vọng có “hệ thống trưng bày các sưu tầm hiện vật và tác phẩm quan trọng của Việt Nam cung cấp cho công chúng những hiểu biết sâu sắc độc đáo về nền văn hóa và lịch sử của cộng đồng các dân tộc của Việt Nam” - đúng như lời tự giới thiệu của BTMTVN trên trang web của mình. Tuy nhiên…
Lễ hội La Phù (xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội) kéo dài từ ngày 7 đến 15 tháng giêng hằng năm. Điểm thú vị nhất trong lễ hội phải kể tới lễ rước “ông lợn” lên đình tế lễ vào ngày 13 tháng giêng, tưởng nhớ công ơn Tam Lang Đại Vương, lạc tướng dưới thời vua Hùng thứ 18 đã có công đánh tan quân giặc Thục giữ yên bờ cõi. Lễ rước lợn La Phù là nét văn hóa truyền thống độc đáo trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây.
Sáng 1/3 (tức 11 tháng Giêng âm lịch), người dân làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) đã nô nức trẩy hội làng truyền thống. Điểm đáng chú ý tại hội làng năm nay là lễ rước trang trọng, 5 năm mới tổ chức một lần với màn kiệu quay độc đáo.
Dù ngành văn hóa và bảo vệ động vật kêu gọi chấm dứt nghi thức có tính 'tàn bạo', làng Ném Thượng hôm nay tổ chức lễ chém lợn trước sân đình với sự chứng kiến của hàng nghìn người dân và du khách thập phương.
Hằng năm, có hàng ngàn du khách xa gần đổ về chợ Đình để tham dự phiên chợ độc đáo có từ bao đời nay của người dân làng Bích La, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Phiên chợ độc đáo chỉ diễn ra duy nhất vào đêm mùng 2 rạng sáng mùng 3 Tết. Một phiên chợ không mặc cả gắn liền với truyền thuyết huyền bí khi lập làng.
Chuyện xưa kể lại do xung đột xảy ra giữa 2 gia đình thông gia trong quá khứ mà hàng trăm năm qua, trai gái làng Nội Rối và Quang Ốc cùng ở xã Bắc Lý (huyện Lý Nhân, Hà Nam) không lấy nhau.
Giữa biển trời, nếu gặp sự cố, ngư dân không biết kêu ai, chỉ biết giao phó mạng sống của mình cho đấng thiêng liêng
Hơn chục năm nay, dù nắng hay mưa, một mình cụ Đức cõng từng cân xi măng, xách từng túi cát, sỏi lên núi đắp tượng, rồi tỉ mẩn tô vẽ trang trí. Nếu tính khối lượng những bức tượng cụ Đức đắp cũng phải lên tới cả trăm tấn.
Không như trong suy nghĩ của nhiều người về vẻ uy nghiêm, đình làng còn là không gian sinh hoạt cộng đồng đầy tính phồn thực, tươi vui của nếp sinh hoạt dân dã đời thường
Cuộc sống ở làng Khoai vẫn ngày qua ngày diễn ra dưới làn khói đen nhờ, trong bầu không khí đặc mùi nhựa và trên những nắp cống nước thải đen ngòm, hôi hám.
Cả nghìn hộ dân thôn Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đang trách cái ao làng bởi nó khiến nhiều người bị ung thư, phải chết vì sự ô nhiễm, bệnh tật. Nhưng họ không thể "từ mặt”, trái lại hàng ngày vẫn bơm hàng trăm khối nước từ ao về nhà ăn uống và sinh hoạt.
Nguồn gốc bí ẩn của chiếc hộp sọ cọp khổng lồ trấn làng, hiện vẫn đang được người dân nơi đây lưu truyền.
Tỉnh Hà Đông, từ cái thuở "bảy làng La, ba làng Mỗ" xưa kia đã làm nghề dệt lụa, cho nên có người gọi đây là quê lụa. Lụa Hà Đông nổi tiếng nhất vẫn là lụa Vạn Phúc.
Nói về GS-AHLĐ Vũ Khiêu, GS Hoàng Chương, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, nhận định: Nếu dùng chữ “hiện tượng” để chỉ GS Vũ Khiêu thì đúng là một hiện tượng hiếm có trong đời sống xã hội hôm nay. Đó là hiện tượng lao động sáng tạo không ngừng nghỉ, được toàn dân biết đến và được suy tôn như một bậc thầy, một giáo sư ngoại hạng về triết học và nhân văn.
Có những “kỷ lục” là điểm yếu, mong mỏi của huyện đảo đầu sóng ngọn gió này...
End of content
Không có tin nào tiếp theo