Tìm kiếm: “đắp-chiếu”
Trong khi ra sức ép các nhà máy thủy điện, thậm chí họ phải chào giá 0 đồng để được chạy máy thì Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) lại vác tiền đi mua điện của Trung Quốc với giá cao gấp 2 đến 3 lần.
Nhiều công ty tư nhân sản xuất cao su ly tâm (latex) và cao su hỗn hợp (compound) đang đứng trước nguy cơ đóng cửa vì thua lỗ do phải chịu thuế xuất khẩu 3%.
Sau nông sản, các doanh nghiệp sản xuất gỗ dăm của Việt Nam phải phá sản hàng loạt do doanh nghiệp Trung Quốc đột ngột không “ăn hàng”, hoặc ép giá.
Người thân của một sản phụ ở huyện đảo Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh đã reo lên trong niềm vui sướng khi lần đầu tiên các bác sĩ ở nơi này đã mổ đẻ được. Điều tưởng như quá đơn giản ấy đối với các bác sĩ tuyến trên thì ở những bệnh viện tuyến dưới như huyện xa này quả là một kỳ tích.
Không chỉ những dự án nội bị ảnh hưởng bởi thị trường khó khăn, ngay cả những dự án hoành tráng “mác nhà đầu tư ngoại” vẫn đắp chiếu, cỏ mọc um tùm… Còn chủ đầu tư thì biến mất, rất khó liên hệ.
Từ khi khánh thành đến nay, làng nghề truyền thống tại xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) chưa một lần đi vào hoạt động; công trình “6 tỷ” này phải “đắp chiếu” nằm phơi nắng, phơi mưa…
Quảng bá rầm rộ, giá hét trên trời, nhưng hiện nhiều dự án của các đại gia lớn đang nằm “phơi sương cùng tuế nguyệt”, thậm chí rao bán mãi cũng không người mua.
Anh gom tất cả các thứ “bỏ đi” như xỉ than lò gốm ở các xã Bát Tràng, Kim Lan... rồi nhào nặn thành những viên gạch “siêu nhẹ”, bền, đẹp, giá cả phải chăng.
Nợ đọng, thua lỗ, tạm dừng sản xuất và mấp mé bờ vực phá sản... là những cụm từ được nhắc đến nhiều thời điểm này dành cho các doanh nghiệp ximăng Việt Nam.
Khủng hoảng sâu và kéo dài từ năm 2009 đã khiến hàng loạt doanh nghiệp vận tải biển lớn, nhỏ thua lỗ, sống dở chết dở, hàng trăm con tàu nằm đắp chiếu. Đây là cái giá cho một thời kỳ phát triển tự phát, ào ạt, thiếu định hướng của ngành vận tải biển Việt Nam.
Từ mức đầu tư được phê duyệt gần 520 tỷ đồng, đến nay vật liệu trượt giá, dự toán dự án nhà Trung tâm đào tạo Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã lên đến gần 1.200 tỷ đồng.
TP.Hồ Chí Minh hiện có hơn 90% dự án bất động sản đang bị chậm tiến độ. Trong đó, ước tính có đến 70% dự án ngưng hẳn thi công
Sau hơn 1 năm bị ngân hàng siết tín dụng, thị trường bất động sản đã rơi vào tình trạng mất thanh khoản, nhiều doanh nghiệp dưới sức ép của nợ nần từ tiền vay ngân hàng đã không thể chịu đựng được và buộc phải loại mình ra khỏi cuộc chơi.
“Cò đất” hết thời, dự án “ăn theo” hết đất sống, những doanh nghiệp địa ốc lớn đang đứng trước cơ hội phát triển dự án một cách sòng phẳng khi bỏ lại phía sau một khoảng thời gian nhiều sóng gió.
(DNHN) - Trong quá trình thực hiện bài viết này, tôi đến nhà ông Phan ba lần. Trong ba lần ấy, ông đều dè dặt, thận trọng và kiệm lời; không nồng nhiệt, cởi mở và trào lộng như trước đây tôi từng biết về ông. Tôi nghĩ, có lẽ sức nặng tuổi tác và bệnh tật khiến ông thay đổi thế chăng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo