Tìm kiếm: Ban-Nghiên-cứu-phát-triển-kinh-tế-tư-nhân
DNVN - Theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, với tình hình ách tắc hàng hóa kéo dài nhiều ngày qua tại cửa khẩu đường bộ Việt - Trung, thiệt hại về tiền hàng lên đến 2 nghìn tỷ đồng, chưa kể chi phí vận chuyển.
DNVN - Với việc hàng ngàn xe container chở hàng hóa bị ùn tắc tại các cửa khẩu Lạng Sơn do Trung Quốc thực hiện chính sách "zeroCovid", các doanh nghiệp (DN) đề xuất ra lệnh không cho xe lên biên giới. Phải thông báo khẩn trương qua các kênh chính quyền cho DN trên địa bàn không đưa hàng lên biên giới vì giờ "lên không được về không xong".
DNVN - Nhiều số liệu trong khảo sát cho thấy doanh nghiệp (DN) và người lao động vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức trong bối cảnh “sống chung với dịch”. Trong đó, hơn 45% DN cho là phải đưa ra mức thu nhập cao hơn so với trước dịch để thu hút lao động trở lại.
DNVN - Sau 1 tháng nền kinh tế chuyển trạng thái "thích ứng" qua việc triển khai Nghị quyết 128, bức tranh doanh nghiệp (DN) đã có những mảng màu sáng. Tuy nhiên, trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp khiến một số địa phương phải nâng cấp độ dịch, DN vẫn phản ánh về tình trạng kiểm tra quá mức, gây khó cho DN.
DNVN - Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giải pháp thiết kế một chương trình vay vốn trung và dài hạn trong khuôn khổ gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 2022 - 2023 dành riêng cho các doanh nghiệp khách sạn, hàng không, du lịch và dịch vụ du lịch.
DNVN - Cho rằng nhiều doanh nghiệp lúng túng trước "rừng" thông tin, hướng dẫn y tế từ nhân sự đến tủ thuốc điều trị F0, đại diện cộng đồng doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh kiến nghị cần có những hướng dẫn cơ bản và dễ hiểu để lãnh đạo cũng như người lao động nắm được và thực hiện.
DNVN - Việc thiết lập và nâng cao năng lực y tế là điều cần thiết với các doanh nghiệp để thích ứng an toàn và hiệu quả với đại dịch COVID-19.
DNVN - Một trong những nguyện vọng của doanh nghiệp hiện nay là được đồng hành, tham gia vào việc quản lý an toàn trong bối cảnh dịch bệnh cùng cơ quan Nhà nước thay vì chỉ là đối tượng chịu sự quản lý, cần giải cứu hoặc đối tượng nhận sự hỗ trợ.
Có những quy trình, thủ tục hỗ trợ, doanh nghiệp làm rất mất công mất sức, cần chứng minh, thậm chí chứng minh đến hàng tập hồ sơ, nhưng số tiền nhận được lại quá ít, nên cuối cùng doanh nghiệp phải bỏ cuộc.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp đã cạn kiệt, không thể tiếp tục chống đỡ và cần được "cấp cứu" về dòng tiền.
DNVN - Đây là ý kiến của các chuyên gia và mong muốn của doanh nghiệp (DN) trước thông báo của Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng gói cấp bù lãi suất 3.000 tỷ đồng "bơm" ra nền kinh tế nhằm hỗ trợ người dân, DN.
Về tổng thể, chính sách cấp bù lãi suất có thể giúp gia tăng phúc lợi xã hội bởi doanh nghiệp (DN) “ốm” thì người lao động “yếu”, ngược lại DN “khoẻ” thì người lao động có việc làm, có thu nhập.
Nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch tuyển dụng mới, đồng thời, tăng cường các giải pháp phòng chống dịch để đảm bảo an toàn cho sản xuất.
Dù dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam cũng cần tính tới bài toán phục hồi kinh tế, nới lỏng các hoạt động sản xuất. Đây cũng là điều kiện để nền kinh tế bắt kịp đà phục hồi của thế giới. Theo đó, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cũng cần tính tới bài toán phát triển của từng ngành.
Đa số doanh nghiệp đang bị bào mòn "sức khỏe" do đại dịch COVID-19 kéo dài. Vì vậy, Việt Nam cần có kịch bản, giải pháp để nền kinh tế sẵn sàng đón cơ hội tăng tốc phát triển trong điều kiện mới; cần hỗ trợ, “bơm máu” kịp thời để giúp doanh nghiệp nhanh chóng hồi sinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo